Đại biểu Bùi Thị An: Cảnh giác hiện tượng 'chạy ghế' QH để làm việc riêng

12:27 | 24/02/2016

1,794 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
“Cần phải sàng lọc một cách kĩ lưỡng các ứng viên, tránh việc để lọt các ứng viên không đủ năng lực tham gia vào ghế ĐBQH. Cũng cần cảnh giác với những người toan tính vào Quốc hội nhưng không vì công việc chung mà là để lấy "danh" và hoạt động cá nhân” - ĐBQH Bùi Thị An bày tỏ quan điểm.

dai bieu bui thi an canh giac hien tuong chay ghe qh de lam viec rieng

Lo ngại việc vận động hành lang, 'chạy' để vào quốc hội

Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: "Gần thời điểm bầu cử, nhiều cá nhân liên tục ủng hộ người tâm thần, thương binh, hộ nghèo… để lấy điểm."

Cơ cấu, tiêu chuẩn ứng cử viên đại biểu Quốc hội là vấn đề quan trọng trong mỗi cuộc bầu cử bởi nó góp phần quan trọng quyết định chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử.

Năm 2016 là năm Quốc hội tiến hành cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2016 - 2021, Quốc hội lựa chọn được những đại biểu đảm bảo cơ cấu, tiêu chuẩn chất lượng để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Rất nhiểu cử tri đang tỏ ra băn khoăn, lo lắng trong việc lựa chọn người đại diện tiếng nói của mình tham gia vào ghế ĐBQH.

Phóng viên Báo điện tử PetroTimes có cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Thị An, Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

dai bieu bui thi an canh giac hien tuong chay ghe qh de lam viec rieng
PGS.TS Bùi Thị An, Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Bà Bùi Thị An nêu quan điểm: “Trong Hiến pháp đã quy định rất rõ mọi người có quyền bình đẳng như nhau trong việc tham gia ứng cử vào ghế ĐBQH nếu thấy mình đủ điều kiện tham gia cơ quan dân cử. Tôi được biết, ở thời điểm hiện tại đã có người chuẩn bị hồ sơ để tham gia ứng cử. Tuy nhiên việc ứng cử đó với việc trúng cử còn là một quá trình”.

Vị Đại biểu đến từ Đoàn TP Hà Nội cũng cho biết: “Hiện nay đã có một số nhà hoạt động tự ứng cử và công bố các cương lĩnh tranh cử của cá nhân mình. Nếu mục đích của họ không vì muốn lấy danh ĐBQH để hoạt động cho lợi ích cá nhân thì rất đáng hoan nghênh.

Tôi hy vọng việc bầu cử cho nhiệm kỳ tới sẽ tạo ra một sự chuyển biến nhận thức của người dân về vấn đề chính trị, để từ đó dần hướng đến nền dân chủ thông qua lá phiếu bầu của mình”.

“Tuy nhiên, đừng nghĩ việc tham gia ứng cử là đã đặt một chân vào ĐBQH, vì các ứng viên còn phải chứng minh được năng lực, tiếng nói thật sự của mình trước các cử tri. Quan trọng nhất, ứng viên phải thể hiện qua việc làm thiết thực từ những đề xuất và kiến nghị ý kiến của người dân trước cơ quan quyền lực cao nhất Nhà nước”, nữ ĐBQH ở tuổi 73 bày tỏ.

ĐBQH Bùi Thị An cho hay, việc sàng lọc, xem xét hồ sơ của các ứng viên ĐBQH là rất quan trọng. Đây là yếu tố quyết định việc ứng viên đó có đầy đủ năng lực để tham gia ứng cử hay không. Trên thực tế là những kỳ bầu cử gần đây, việc ứng viên tham gia ứng cử ngày càng nhiều nên đòi hỏi phải sàng lọc kỹ lưỡng.

dai bieu bui thi an canh giac hien tuong chay ghe qh de lam viec rieng

Người dân đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13

Sự cẩn thận ở tất cả các khâu sẽ tránh được để lọt các ứng viên không đủ năng lực tham gia vào ghế ĐBQH. Tránh hiện tượng con sâu làm rầu nồi canh.

Theo bà An, thứ nhất các cơ quan hiệp thương cần phải rà soát hết sức chặt chẽ và nghiêm túc sơ yếu lý lịch của các ứng viên khi tham gia ứng cử dựa trên những tiêu chí nhất định.

Thứ hai, cần lấy ý kiến người dân nơi mà ứng viên đó sinh sống để biết rõ về năng lực cũng như đóng góp của các ứng viên đó đối với xã hội như thế nào. Điểm mạnh, điểm yếu ra sao?

Thứ ba, cử tri phải thực sự sáng suốt trong việc lựa chọn ra người đại diện tiếng nói của mình. Bởi vì việc lựa chọn ĐBQH phải xuất phát từ 2 phía để đảm bảo tính khách quan và dân chủ. Cử tri cần phải thấy được trách nhiệm lá phiếu của mình trong việc lựa chọn ra người đại diện tiếng nói của mình trước Quốc hội.

“Để làm được việc này cần phải cho cử tri có thời gian tìm hiểu những ứng viên tham gia ứng cử. Điều quan trọng là những ứng viên đó phải đại diện cho tiếng nói của cử tri để nói lên tâm tư nguyện vọng của người dân trước Quốc hội, tránh việc bầu cử xong rồi mới cảm thấy tiếc”, bà An nhấn mạnh.

dai bieu bui thi an canh giac hien tuong chay ghe qh de lam viec rieng

Lo ngại việc vận động hành lang, 'chạy' để vào quốc hội

"Gần thời điểm bầu cử, nhiều cá nhân liên tục ủng hộ người tâm thần, thương binh, hộ nghèo… để lấy điểm."

dai bieu bui thi an canh giac hien tuong chay ghe qh de lam viec rieng

Làm thế nào để ứng cử Đại biểu Quốc hội?

Luật Bầu cử QH đã nêu rõ tất cả các công dân từ 21 tuổi trở lên, đủ tiêu chuẩn, đều được ra ứng cử đại biểu QH. Vậy làm thế nào để ứng cử Đại biểu Quốc hội?

dai bieu bui thi an canh giac hien tuong chay ghe qh de lam viec rieng

Vào Quốc hội mà không phát biểu, tranh luận thì... vào làm gì?

Cơ cấu Đại biểu Quốc hội nói chung cũng cần thiết. Nhưng Đại biểu vì lợi ích dân tộc còn quan trọng hơn nhiều...

Quang Chiến – Thảo Phượng