Cựu Tổng thống Nga cáo buộc Đức khơi mào “chiến tranh hỗn hợp”
![]() |
Những tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Đức và Nga, vốn đã bị đè nặng bởi cuộc xung đột ở Ukraine, càng thêm căng thẳng sau khi Nga quyết định ngừng hoạt động đường ống dẫn khí Nord Stream 1 vô thời hạn.
Đáp trả nhận định của Thủ tướng Đức Olaf Scholz rằng “Nga không còn là nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy nữa”, vị cựu tổng thống phản ứng hà khắc: “Thứ nhất, Đức là một quốc gia không thân thiện. Thứ hai, nước này đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên nền kinh tế Nga (...) và cung cấp vũ khí cho Ukraine. Nói cách khác, Đức đã khơi mào một cuộc chiến hỗn hợp chống lại Nga. Đức đang hành xử như một kẻ thù của Nga. Vậy mà (ông Scholz) ngạc nhiên rằng người Đức có chút lo phiền về khí đốt”.
Vào hôm 2/9, Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom (Nga) đã thông báo chính thức ngừng hoạt động đường ống dẫn khí Nord Stream sau khi phát hiện rò rỉ dầu trên tuabin.
Phe ủng hộ Ukraine trong chiến tranh Nga-Ukraine thì tin rằng Moscow đang viện cớ đe dọa trong bối cảnh mùa đông đến gần và một số quốc gia lo ngại tình trạng thiếu hụt.
Dù vậy, tuy còn phụ thuộc nặng nề vào hydrocarbon từ Nga, Đức đã sẵn sàng cho mùa đông sắp tới.
Mặt khác, các nhà chức trách Nga cáo buộc phe lãnh đạo châu Âu phải chịu trách nhiệm về những khó khăn trong việc vận chuyển khí đốt, vì các lệnh trừng phạt đã tác động đến việc bảo đảm các bộ phận vận hành đường ống Nord Stream 1.
Dmitry Peskov - phát ngôn viên Điện Kremlin cho biết, các nhà lãnh đạo châu Âu có cử chỉ “vô lý” trong giai đoạn khủng hoảng khí đốt. Ông châm biếm: “Những chính trị gia này sẽ làm công dân họ bị đột quỵ khi nhìn thấy hóa đơn tiền điện của mình”.
Ngọc Duyên
AFP
-
Giải mã bí mật gia tộc Rothschild khuynh đảo thế giới
-
Rủi ro sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi, nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước "cơn gió mạnh" từ Mỹ và Trung Quốc
-
Dư luận quốc tế trước những diễn biến nhanh chóng ở Hàn Quốc: Nga nói đáng lo ngại, Nhật Bản sốc, Mỹ "nhẹ nhõm" khi tình hình đỡ căng
-
Người Pháp đã thăm dò và khai thác vàng bạc ở Việt Nam như thế nào?
-
Kỳ I: A. Yakovlev - “Kiến trúc sư trưởng” công cuộc cải tổ nhằm xóa sổ Liên Xô khỏi bản đồ thế giới