Cuộc chiến chia sẻ quyền lực ở Thượng viện Mỹ sau khi ông Trump mãn nhiệm
![]() |
Hai ông Mitch McConnel (trái) và Chuck Schumer (Ảnh: Politico) |
Sau cuộc bầu cử gay cấn kéo dài đến tận đầu tháng này, cán cân quyền lực ở Thượng viện Mỹ là 50 -50 với 50 ghế cho mỗi đảng. Mặc dù, đảng Dân chủ về cơ bản kiểm soát Thượng viện do Phó tổng thống Kamala Harris đồng thời là Chủ tịch Thượng viện có quyền bỏ phiếu quyết định trong trường hợp xảy ra tình huống bất phân thắng bại giữa phe Dân chủ và Cộng hòa, nhưng có thể thấy một cuộc chiến ngầm chia sẻ quyền lực đang diễn ra ở đây.
Bất đồng giữa hai lãnh đạo này về quy tắc cốt lõi khiến hai đảng đến nay chưa đạt được thỏa thuận điều hành Thượng viện. Trong khi ông McConnell yêu cầu giữa quy tắc lâu đời của Thượng viện là cần đa số 60 phiếu tán thành để thông qua một dự luật, ông Schumer của đảng Dân chủ phản đối và tuyên bố ông không muốn có bất kỳ điều khoản "không liên quan nào" trong thỏa thuận chia sẻ quyền lực. Ông Schumer cho rằng, thay vì đề xuất của ông McConnell, Thượng viện nên sử dụng thỏa thuận chia sẻ quyền lực 50-50 từng sử dụng năm 2001.
Năm 2001, lãnh đạo Thượng viện Mỹ cũng từng đưa ra thỏa thuận chia sẻ quyền lực khi không đảng nào chiếm thế đa số. Dù mất vài tuần để đàm phán sau cuộc bầu cử tháng 11, nhưng nó cũng được hoàn tất trước khi tổng thống đắc cử George W. Bush nhậm chức và cũng không dẫn đến tình huống đảo ngược thế kiểm soát Thượng viện.
Hiện giờ, khi lãnh đạo đa số của Thượng viện Chuck Schumer và lãnh đạo thiểu số Mitch McConnell tiếp tục đàm phán chia sẻ quyền lực, các ủy ban của Thượng viện chưa thể tái tổ chức để tiếp nhận các thành viên mới. Ông Dick Durbin, lãnh đạo thứ hai của đảng Dân chủ tại Thượng viện, cho biết: "Mọi thứ đang bị trì trệ. Tôi đang có rất nhiều thứ muốn làm".
Sự trì hoãn này có thể ảnh hưởng đến các chương trình nghị sự của ông Biden, đặc biệt là đến quá trình phê chuẩn các nhân sự do ông đề cử. Khi chưa có thỏa thuận cuối cùng, đảng Cộng hòa vẫn chiếm thế đa số ở một số ủy ban chủ chốt của Thượng viện, do vậy về lý thuyết vẫn có thể ngăn việc phê chuẩn các đề cử của ông Biden. Ngoài ra, cuộc chiến ngầm chia sẻ quyền lực ở Thượng viện cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình xét xử luận tội cựu Tổng thống Donald Trump dự kiến bắt đầu từ ngày 8/2 tới.
Theo Dân trí
-
Thượng viện Mỹ điều tra các hãng dầu lớn về cáo buộc thông đồng với OPEC
-
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật hỗ trợ triển khai năng lượng hạt nhân tiên tiến
-
Bản tin Năng lượng xanh: Thượng viện Mỹ thông qua dự luật lưỡng đảng cấm nhập khẩu uranium của Nga
-
Ông Obama tái xuất, vận động cho đảng Dân chủ ở các bang chiến địa
-
Bản tin Năng lượng xanh: EU phê duyệt khoản tài trợ công tới 5,2 tỷ USD cho các dự án hydro
-
Quảng Ngãi công bố quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức bộ máy mới
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước
-
Hợp nhất Đà Nẵng và Quảng Nam: Bước ngoặt trong phát triển vùng, phát triển quốc gia
-
Tổng thuật: Công bố nghị quyết, quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, chỉ định nhân sự trên cả nước
-
Danh sách Chủ tịch UBND các tỉnh, thành mới sau sáp nhập