Cõng 5 loại chi phí, doanh nghiệp khó có thể phát triển được
Ông Hiếu cho biết, đối với một sản phẩm sản xuất tại Việt Nam sẽ phải "cõng" 5 loại chi phí bao gồm chi phí chính thức, chi phí cơ hội, thủ tục hành chính, chi phí đầu tư, phí lệ phí.
Những chi phí này theo ông Hiếu sẽ tạo ra những tác động bất lợi làm méo mó thị trường và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó bởi nó làm tăng giá thành của sản phẩm. "Tôi lấy ví dụ về chi phí không chính thức, loại chi phí này khiến các doanh nghiệp không thể cạnh tranh bình đẳng vì ai có khả năng chịu chi, ai có quan hệ tốt thì có thể phát triển được”, ông Hiếu nói.
Cõng 5 loại chi phí, doanh nghiệp khó có thể phát triển được |
Ông Hiếu nhấn mạnh, do đó thể chế vẫn là mấu chốt quyết định hiệu quả của nền kinh tế.
Theo ông Hiếu, những nỗ lực của Chính phủ để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực kinh doanh của nên kinh tế trong 5 năm gần đây là rất lớn.
Theo đó, trong 4 năm liên tục ban hành Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đến năm 2018 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết 139 về chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đến năm 2019 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/2019 về cải thiện môi trường kinh doanh. Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm Chính phủ đã ban hành liên tục 7 Nghị quyết chuyên đề để cải thiện thể chế, cải cách môi trường kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
“Đây là điều trước nay chưa từng có, trong 5 năm trở lại đây Chính phủ đã có những mục tiêu cụ thể như phấn đấu môi trường kinh doanh bằng mức trung bình ASEAN 4, cũng chưa bao giờ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) lại có kiến nghị Chính phủ cắt cắt giảm tới 50% số điều kiện kinh doanh hiện có và con số này đã được Chính phủ đồng ý”, ông Hiếu nói.
Về động lực của cải cách trong năm tiếp theo, ông Hiếu cho rằng chúng ta phải nhìn vào kết quả đã đạt được để tìm động lực mới. Theo ông Hiếu, nếu so Việt Nam năm 2019 với 2018 thì các chỉ số đều cao và chúng ta đang không làm môi trường kinh doanh xấu đi.
Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng nếu nhìn chúng ta hiện nay và vào năm 2014 thì có quá nhiều điều phải suy nghĩ. Bởi các cải cách được Ngân hàng thế giới ghi nhận ngày càng ít đi tính từ thời điểm đó.
Ông Hiếu cũng nhấn mạnh rằng, doanh nghiệp mới là thước đo cuối cùng của cải cách. “Có những cải cách được bộ ngành công nhận nhưng lại chưa được doanh nghiệp công nhận”, ông Hiếu nhấn mạnh. Theo ông Hiếu, đất đai, thuế, phí, bảo hiểm xã hội chính là những lĩnh vực mà doanh nghiệp gặp phiền hà nhiều nhất.
Về động lực cho cải cách trong thời gian tới, ông Hiếu khẳng định cải cách sẽ rất khó thành công nếu chỉ xuất phát từ Chính phủ.
Ông Hiếu cho rằng đã đến lúc chúng ta cần một cơ quan độc lập để giám sát và nâng cao chất lượng thể chế.
“Tôi cho rằng nếu để bộ ngành chủ động cải cách, đề xuất thì các cơ quan liên quan, bộ đánh giá tác động như vậy thì quá trình cải cách không hiêu quả. Do đó, một cơ quan giám sát thực thi mới là động lực của cải cách”, ông Hiếu nói.
Tú Anh
-
Việt Nam và Mozambique ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về khoáng sản và năng lượng
-
Sau bão số 3: Hải Phòng còn nhiều khó khăn, giá cả thị trường tăng đột biến
-
Giá vàng hôm nay (9/9): Đi ngang trong phiên giao dịch đầu tuần
-
Bộ Công Thương: Nghiêm trị lợi dụng mưa bão đầu cơ trục lợi nhu yếu phẩm
-
Thị trường các tỉnh, thành miền Bắc cơ bản được đảm bảo sau bão số 3