Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 25/2019/TT-BYT quy định việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/10/2019.
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Trong đó nêu rõ việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm được thực hiện theo nguyên tắc một bước trước - một bước sau, bảo đảm theo dõi và nhận diện được công đoạn sản xuất trước và công đoạn sản xuất sau trong cơ sở sản xuất; cơ sở sản xuất, kinh doanh trước và cơ sở sản xuất, kinh doanh sau đã sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm.
Cụ thể, Thông tư quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm phải lập hệ thống dữ liệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm, lưu giữ đầy đủ thông tin về lô sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, an toàn sản phẩm, nguyên liệu, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản và kinh doanh.
Cùng đó, phải lưu trữ và duy trì hệ thống dữ liệu thông tin này tối thiểu là 12 tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng của lô sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo quy định khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân hay cơ quan có thẩm quyền.
Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm thực phẩm được thực hiện theo lô sản xuất đối với sản phẩm cần truy xuất. Bộ Y tế yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm phân tích, xác định nguyên nhân gây mất an toàn đối với lô sản phẩm phải truy xuất.
Trường hợp sản phẩm không đảm bảo an toàn phải thu hồi và xử lý.
Nguyễn Bách
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
-
Toàn cảnh lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Cải cách tư pháp phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân
-
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư
-
Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng