Cơ hội từ M&A

07:00 | 21/08/2013

976 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh cao, giới chuyên gia cho rằng: Hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) chính là một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu được các doanh nghiệp áp dụng để tăng cường tiềm lực, tạo lợi thế chiếm lĩnh thị trường. Với riêng Việt Nam, M&A giờ không còn là một hoạt động đầu tư thông thường mà đã trở thành một trong những giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp, phát triển thương hiệu, vượt khó khăn.

Góc nhìn VietinBank

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Nợ xấu tăng cao khiến dòng vốn lưu thông tắc nghẽn dẫn đến hệ lụy là hàng chục ngàn doanh nghiệp đã buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động hoặc giải thể. Trong bối cảnh đó, câu hỏi làm sao để vượt khó khăn, làm sao để thoát ra khỏi những ám ảnh của cuộc khủng hoảng đã được nhiều doanh nghiệp đặt ra.

Với riêng lĩnh vực ngân hàng, câu hỏi này càng trở lên “nóng” hơn bao giờ hết khi một loạt con số đầy bi quan về nợ xấu cũng như những cảnh báo ở thì tương lai đã được đưa ra. Doanh nghiệp nói chung và hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng nói riêng buộc phải tái cơ cấu. Và thực tế, trong năm 2012, tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng như tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước… đã trở thành mệnh lệnh “sống còn”.

VietinBank ghi dấu ấn bằng thương vụ hợp tác với Ngân hàng Nhật Bản Tokyo - Mitsuhishi UFJ

Năm 2012, trước yêu cầu của nền kinh tế, một loạt các đề án tái cơ cấu của từng ngành, từng lĩnh vực và doanh nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Ngoài ra, giới chuyên gia còn cho rằng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng phải tự xây dựng phương án tái cơ cấu cho chính mình, tránh đầu tư dàn trải… để nâng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp chứ không nên trông chờ vào sự hỗ trợ giúp sức của Nhà nước. Và một trong số những giải pháp được giới chuyên gia kinh tế đề cập tới là M&A.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) có thể xem là ví dụ điển hình minh chứng cho nhận định trên. Cũng như các ngân hàng khác, VietinBank cũng phải đối diện với rất nhiều khó khăn cả khách quan lẫn chủ quan. Trong lúc Chính phủ có chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, VietinBank đã trở thành ngân hàng tiên phong thực hiện M&A với một đối tác nước ngoài. Giá trị thương vụ này được xác định là 743 triệu USD và đối tác của VietinBank là Ngân hàng Nhật Tokyo - Mitsuhishi UFJ. Với việc bán 20% cổ phần thông qua phát hành cổ phiếu mới với giá 24.000 đồng/cổ phần, kết thúc giao dịch, vốn điều lệ của VietinBank đã lên tới 32.661 tỉ đồng, vốn tự có xấp xỉ 45.000 tỉ đồng và trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Cái được của VietinBank không chỉ dừng lại ở đó. Theo thông tin giới thiệu thì Mitsubishi UFJ hiện đang là nhà cho vay lớn nhất của Nhật Bản và Tokyo - Mitsubishi UFJ chính là bộ phận lớn nhất. Với vị thế là một trong bốn “ông lớn” trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, cuộc “hôn phối” này được đánh giá là sẽ giúp VietinBank không chỉ vượt qua khó khăn mà sẽ giúp ngân hàng này học được kinh nghiệm và phong cách làm việc chuyên nghiệp của đối tác Nhật Bản. Thông qua thương vụ này, VietinBank sẽ xây dựng được nền tảng phát triển vững chắc hơn, tăng cường cơ hội mở rộng thị trường hoạt động ra các nước.

Ở một góc độ khác, đối tác của VietinBank - Mitsubishi UFJ cũng nhìn nhận đây là một hoạt động tiêu biểu trong chiến lược phát triển của ngân hàng này tại châu Á. Với mạng lưới của VietinBank trên khắp cả nước, Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ không chỉ phục vụ cho nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp Nhật Bản đang ồ ạt đầu tư tại Việt Nam, mà còn đáp ứng rất nhiều yêu cầu đa dạng của các khách hàng.

Nhìn vào thương vụ M&A của VietinBank và Mitsubishi UFJ có thể thấy: ViettinBank không chỉ đã nâng cao vốn điều lệ mà trong bối cảnh thị trường vốn trong nước gặp khó, ngân hàng này hoàn toàn có thể tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường tại các nước mà đối tác Mitsubishi UFJ đã và đang hoạt động.

Coi chừng đổ vỡ

M&A đang được chờ đợi sẽ là giải pháp căn cơ giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Điều này cũng được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khẳng định trong thư chúc mừng gửi Diễn đàn M&A Việt Nam 2013: “Việt Nam đang thực hiện chương trình tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững. Trong quá trình đó, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) không chỉ là kênh đầu tư thuần túy, mà trở thành giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư doanh nghiệp và hệ thống tài chính ngân hàng”.

Bộ trưởng cho biết: Trong 5 năm qua, giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đã tăng 5 lần và đạt xấp xỉ 5 tỉ USD vào năm 2012. Năm 2013, cũng chứng kiến nhiều thương vụ mua bán sáp nhập quy mô lớn trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, từ sản xuất công nghiệp, bất động sản đến dịch vụ. Nói như vậy để thấy M&A ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn và hứa hẹn sẽ là một công cụ để bản thân mỗi doanh nghiệp tái cấu trúc, tăng trưởng và phát triển bền vững.

Qua đó để thấy rằng, M&A đang rất được chờ đợi sẽ là một trong những giải pháp tạo đột biến trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và bản thân mỗi doanh nghiệp nói riêng. Giáo sư Nigel Densombe - chuyên gia quản trị chiến lược quốc tế trong phần diễn thuyết của mình tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2013 cũng nhấn mạnh rằng: M&A giờ đã trở thành giải pháp ưu tiên trong chiến lược xây dựng và phát triển doanh nghiệp của hầu hết các nền kinh tế. Việc thực hiện các thương vụ M&A thành công sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng và phát triển tối đa thế mạnh của mình cũng như của đối tác để tạo nên sự cộng hưởng cho sự lớn mạnh chung cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, M&A là cần thiết nhưng để thực hiện nó lại là điều hoàn toàn không dễ dàng. Trong một nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, trong hàng trăm, hàng ngàn đối tác, doanh nghiệp sẽ chọn đối tác nào để mua bán và sáp nhập.

“Trả lời được câu hỏi này thì doanh nghiệp mới có thể mua bán, sáp nhập thành công. Chúng ta cứ thử hình dung thế này, M&A chẳng khác nào là một cuộc hôn nhân đưa 2 người về chung một mái nhà nhưng rõ ràng, không phải cuộc hôn nhân nào cũng hạnh phúc mà có cả đổ vỡ” - Giáo sư Nigel Densombe nhấn mạnh.

Năm 2007, Công ty Kinh Đô tiến hành M&A để sở hữu khoảng 30% cổ phần của Nutifood, nhưng với nhiều khoản đầu tư không hiệu quả cùng quản lý lỏng lẻo, ngay sau khi sáp nhập, Nutifood với sự hợp tác cùng Kinh Đô đã lỗ hơn 150 tỉ đồng. Sau 5 năm bắt tay, Kinh Đô đã buộc phải thoái vốn với khoản lỗ ước tính lên đến 100 tỉ đồng.


Bảo Sơn - Thanh Ngọc

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 119,000 ▼1000K 121,000 ▼1000K
AVPL/SJC HCM 119,000 ▼1000K 121,000 ▼1000K
AVPL/SJC ĐN 119,000 ▼1000K 121,000 ▼1000K
Nguyên liệu 9999 - HN 11,070 ▼100K 11,350 ▼100K
Nguyên liệu 999 - HN 11,060 ▼100K 11,340 ▼100K
Cập nhật: 12/05/2025 11:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 113.500 ▼500K 116.000 ▼600K
TPHCM - SJC 119.000 ▼1000K 121.000 ▼1000K
Hà Nội - PNJ 113.500 ▼500K 116.000 ▼600K
Hà Nội - SJC 119.000 ▼1000K 121.000 ▼1000K
Đà Nẵng - PNJ 113.500 ▼500K 116.000 ▼600K
Đà Nẵng - SJC 119.000 ▼1000K 121.000 ▼1000K
Miền Tây - PNJ 113.500 ▼500K 116.000 ▼600K
Miền Tây - SJC 119.000 ▼1000K 121.000 ▼1000K
Giá vàng nữ trang - PNJ 113.500 ▼500K 116.000 ▼600K
Giá vàng nữ trang - SJC 119.000 ▼1000K 121.000 ▼1000K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 113.500 ▼500K
Giá vàng nữ trang - SJC 119.000 ▼1000K 121.000 ▼1000K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 113.500 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 113.500 ▼500K 116.000 ▼600K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 113.500 ▼500K 116.000 ▼600K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 113.000 ▼1000K 115.500 ▼1000K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 112.890 ▼990K 115.390 ▼990K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 112.180 ▼990K 114.680 ▼990K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 111.950 ▼990K 114.450 ▼990K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.280 ▼750K 86.780 ▼750K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.220 ▼580K 67.720 ▼580K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.700 ▼410K 48.200 ▼410K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.400 ▼910K 105.900 ▼910K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 63.110 ▼610K 70.610 ▼610K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.730 ▼650K 75.230 ▼650K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.190 ▼680K 78.690 ▼680K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.960 ▼380K 43.460 ▼380K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.770 ▼330K 38.270 ▼330K
Cập nhật: 12/05/2025 11:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,140 ▼150K 11,590 ▼150K
Trang sức 99.9 11,130 ▼150K 11,580 ▼150K
NL 99.99 10,950 ▼150K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,950 ▼150K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,350 ▼150K 11,650 ▼150K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,350 ▼150K 11,650 ▼150K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,350 ▼150K 11,650 ▼150K
Miếng SJC Thái Bình 11,900 ▼100K 12,200
Miếng SJC Nghệ An 11,900 ▼100K 12,200
Miếng SJC Hà Nội 11,900 ▼100K 12,200
Cập nhật: 12/05/2025 11:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16157 16424 17004
CAD 18119 18394 19007
CHF 30509 30885 31540
CNY 0 3358 3600
EUR 28545 28812 29845
GBP 33711 34099 35025
HKD 0 3204 3405
JPY 171 175 181
KRW 0 17 19
NZD 0 15091 15673
SGD 19470 19750 20266
THB 702 765 818
USD (1,2) 25712 0 0
USD (5,10,20) 25751 0 0
USD (50,100) 25779 25813 26153
Cập nhật: 12/05/2025 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,785 25,785 26,145
USD(1-2-5) 24,754 - -
USD(10-20) 24,754 - -
GBP 34,034 34,126 35,045
HKD 3,279 3,288 3,388
CHF 30,652 30,747 31,611
JPY 174.17 174.48 182.31
THB 749.98 759.24 812.34
AUD 16,443 16,503 16,952
CAD 18,377 18,436 18,937
SGD 19,653 19,714 20,339
SEK - 2,626 2,718
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,843 3,976
NOK - 2,462 2,548
CNY - 3,554 3,651
RUB - - -
NZD 15,051 15,191 15,640
KRW 17.23 17.96 19.29
EUR 28,708 28,731 29,959
TWD 774.73 - 937.96
MYR 5,647.5 - 6,372.3
SAR - 6,806.29 7,164.13
KWD - 82,311 87,520
XAU - - -
Cập nhật: 12/05/2025 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,780 25,790 26,130
EUR 28,588 28,703 29,808
GBP 33,877 34,013 34,984
HKD 3,271 3,284 3,391
CHF 30,563 30,686 31,579
JPY 173.66 174.36 181.48
AUD 16,358 16,424 16,954
SGD 19,658 19,737 20,276
THB 764 767 801
CAD 18,304 18,378 18,890
NZD 15,137 15,645
KRW 17.78 19.61
Cập nhật: 12/05/2025 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25792 25792 26152
AUD 16332 16432 17000
CAD 18299 18399 18950
CHF 30741 30771 31664
CNY 0 3557.9 0
CZK 0 1130 0
DKK 0 3930 0
EUR 28814 28914 29687
GBP 33991 34041 35159
HKD 0 3355 0
JPY 174.59 175.59 182.1
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6333 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15191 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19620 19750 20482
THB 0 731.1 0
TWD 0 845 0
XAU 11800000 11800000 12100000
XBJ 11800000 11800000 12150000
Cập nhật: 12/05/2025 11:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,790 25,840 26,180
USD20 25,790 25,840 26,180
USD1 25,790 25,840 26,180
AUD 16,372 16,522 17,592
EUR 28,866 29,016 30,191
CAD 18,225 18,325 19,648
SGD 19,692 19,842 20,320
JPY 174.99 176.49 181.19
GBP 34,083 34,233 35,453
XAU 11,898,000 0 12,102,000
CNY 0 3,442 0
THB 0 766 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 12/05/2025 11:00