Chuyên gia Liên Xô và "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy"

09:40 | 16/03/2024

12,764 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngành Dầu khí Việt Nam trưởng thành như ngày nay có dấu ấn đậm nét từ sự giúp đỡ và hợp tác rất vô tư của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) từ những ngày đầu. Các chuyên gia Liên Xô đã để lại những kỷ niệm đẹp, sâu sắc về tinh thần làm việc cống hiến, quả cảm.
Chuyên gia Liên Xô và Chuyên gia Liên Xô và
Chuyên gia Nikolai Kensorinovich Gryaznov Chuyên gia Shota Kapitonovich Kitovani

Chủ tịch Hồ Chí Minh là “người đi tìm lửa” đầu tiên, mở đường, soi rọi cho các thế hệ của ngành Dầu khí Việt Nam tiến lên phía trước để chinh phục lòng đất và đại dương, khai thác tài nguyên cho đất nước…

Trong chuyến thăm nước Cộng hòa Azerbaijan, Người đã đề nghị các nhà lãnh đạo Azerbaijan rằng: “Sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi, Liên Xô nói chung, Azerbaijan nói riêng phải giúp đỡ Việt Nam khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng được những khu công nghiệp dầu khí mạnh như Baku”.

Từ lời đề nghị này, Chính phủ Liên Xô và nước Cộng hòa Azerbaijan đã nhanh chóng giúp đỡ Việt Nam trên mọi phương diện, trong đó có việc đào tạo những cán bộ chuyên ngành Dầu khí, viện trợ sức người, sức của cho Việt Nam trong công cuộc tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.

Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước XHCN đối với chúng ta là rất quan trọng và rất sớm.

Năm 1955, những chuyên gia dầu mỏ Xô viết đầu tiên được nhà nước cử đi công tác Việt Nam, đến một đất nước xa xôi khi ấy còn nhiều lạ lẫm. Vào thời điểm đó, Liên Xô chỉ vừa hồi phục sau cuộc chiến tranh tàn phá nhưng bất chấp những khó khăn của chính mình, Liên Xô đã thể hiện sẵn sàng cung cấp viện trợ không hoàn trả cho quốc gia Việt Nam non trẻ. Được gửi đến trước hết là những nhà thiết kế, kỹ sư và công nhân xây dựng dầu khí.

Chuyên gia Liên Xô và
Chuyên gia Sh. K. Kitovani và các trợ lý người Việt năm 1959: Ông Nguyễn Giao (bên phải) và ông Trần Văn Trị (bên trái)

Cuối năm 1958, chuyên gia Nikolai Kensorinovich Gryaznov của Liên Xô tới Việt Nam theo lời mời từ Chính phủ. Ông đã đưa ra bản “Kiến nghị về dầu mỏ” và “Kế hoạch công tác phát hiện những vùng có triển vọng dầu lửa ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Năm 1959, theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Liên Xô cử chuyên gia địa chất dầu khí Kitovani S.K. sang Việt Nam cùng với các đồng nghiệp Việt Nam tiến hành khảo sát địa chất dầu khí ở miền Bắc. Có thể nói, chuyên gia Kitovani và cộng sự đã đặt những chỉ dấu đầu tiên trên con đường phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.

Tiếp đó, năm 1961 chuyên gia Shota Kapitonovich Kitovani cho ra đời bản báo cáo “Triển vọng dầu khí ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Bản báo cáo trên đã chỉ ra hướng thăm dò trong suốt một khoảng thời gian dài sau này với hàng trăm giếng khoan khắp Đồng bằng sông Hồng.

Năm 1975 tìm thấy giếng khoan đầu tiên có khí, năm 1981 đưa vào khai thác thương mại dòng khí đầu tiên. Đây là thành quả bắt nguồn từ nền tảng của bản báo cáo. Trân trọng những đóng góp của chuyên gia Kitovani, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã dành một gian trong phòng truyền thống để nói về công việc của ông tại Việt Nam.

Trong quá trình tìm kiếm, thăm dò khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Liên Xô cũng đã cử hàng trăm chuyên gia kỹ thuật và cung cấp các loại vật tư, thiết bị thăm dò địa vật lý, thiết bị khoan, khai thác cho Việt Nam với giá thấp hơn nhiều so với giá được quy định trong khối SEV.

Trong ký ức của những người đi tìm lửa từ những ngày đầu tiên, anh em Đoàn Thăm dò Dầu lửa 36 (Đoàn 36) cùng các chuyên gia Liên Xô mặc lửa bom của máy bay Mỹ dội xuống vẫn chân trần vác ống thi công các khoan trường ở khắp miền Bắc để thăm dò địa chất, đặt nền móng cho công cuộc tìm kiếm dầu khí.

“Lần đầu tiên tôi biết thế nào là chiến tranh ở Việt Nam. Sau này tôi có dịp làm việc ở Pakistan nhưng không có những vụ oanh tạc kinh khủng như vậy. Đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ rất rõ tiếng bom nổ, tiếng súng phòng không mùi khét lẹt” - một đoạn trong hồi ký của chuyên gia địa chất thủy văn Đoàn 36 đã viết.

Chuyên gia Liên Xô và
Nhóm các kỹ sư Liên Xô và Việt Nam được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp tháng 4-1972

Một kỹ sư địa chất khác đã miêu tả về công việc của mình và Đoàn 36: “Chúng tôi không bắn rơi máy bay và trong danh sách những chiến công đánh giặc, không có bản báo cáo mỏng của chúng tôi. Than ôi, công việc của dân địa chất chỉ thấy được sau nhiều năm…”.

Tháng 6-1970, Liên Xô cử đội xây lắp sang, có các kỹ sư và 15 công nhân cùng với cán bộ và công nhân của Việt Nam tiến hành xây lắp giàn khoan để chuẩn bị khoan giếng khoan GK-100. Đoàn trưởng là chuyên gia K.A. Friev. Đoàn gồm 20 người, chia làm 4 kíp, khoan liên tục.

Từ khi thành lập ngành Dầu khí đến năm 1985, Liên Xô đã giúp Việt Nam khoan hàng trăm giếng khoan, tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Đồng bằng Bắc Bộ với giá trị nhiều tỉ USD (quy đổi). Riêng giai đoạn 1976-1985, có trên 600 chuyên gia Liên Xô sang tham gia với các đơn vị trong Tổng cục Dầu khí Việt Nam.

Ngày 23-9-1971, trong lúc xử lý sự cố quá trình thi công GK-100 đã xảy ra tai nạn đau lòng. Khi đẩy bộ cần 73mm ra khỏi mâm rotor, vì vướng phải móc của đầu Verơtolux, chuyên gia Liên Xô L.M. Cerdukov trượt chân ngã xuống và đập đầu vào rotor. Mặc dù, Phía Việt Nam hết lòng cứu chữa, nhưng sau 10 ngày ông đã ra đi, thi hài được đưa về Liên Xô ngay trong tháng 10-1971. Đó là chuyên gia đốc công khoan, có nhiều kinh nghiệm, hết lòng giúp đỡ và truyền nghề cho cán bộ, công nhân Việt Nam. Đây là chuyên gia đầu tiên đã hy sinh vì sự nghiệp phát triển ngành Dầu khí Việt Nam.

Các chuyên gia Liên Xô có nhiều đóng góp rất quan trọng từ thuở ban đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thi công các công trình tìm kiếm, thăm dò và đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật cho Đoàn 36. Các chuyên gia Liên Xô là những người luôn hết mình vì công việc, sống tình cảm, chân thành với đồng nghiệp Việt Nam như bản tính vốn có của họ.

Từ khi thành lập ngành Dầu khí đến năm 1985, Liên Xô đã giúp Việt Nam khoan hàng trăm giếng khoan, tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Đồng bằng Bắc Bộ với giá trị nhiều tỉ USD (quy đổi). Riêng giai đoạn 1976-1985, có trên 600 chuyên gia Liên Xô sang tham gia với các đơn vị trong Tổng cục Dầu khí Việt Nam.

Chuyên gia Liên Xô và
Nhóm chuyên viên Liên Xô cùng các đồng nghiệp Việt Nam

Toàn bộ các hỗ trợ về kinh tế và khoa học - kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại Đồng bằng Bắc Bộ đều phát triển trong khuôn khổ các hiệp định giữa hai nước và được xây dựng theo các khoản vay tín dụng ưu đãi hoặc dành viện trợ miễn phí, không hoàn lại.

Những công việc được thực hiện trong những năm 1960-1980 đã trở thành nền tảng cho ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam và là cơ sở để tiến tới khám phá, khai thác vùng “châu ngọc” chính là thềm lục địa miền Nam đất nước. Trong thời gian này, nhờ công tác chung và sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia Xô viết đã đào tạo được đội ngũ cán bộ cho Việt Nam - các chuyên viên địa chất, địa vật lý, thợ khoan, thợ hàn, thợ lắp máy...

Thành quả của ngành Dầu khí Việt Nam hôm nay là kết quả của một quá trình quyết tâm vượt qua mọi khó khăn của các thế hệ, trong đó có hàng trăm chuyên gia Liên Xô ngay từ thuở ban đầu đã hết mình giúp đỡ Việt Nam bằng cả tâm trí của mỗi con người. Nhiều công sức, mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu đã đổ xuống từng vùng đất, từng công trình, từng thành công và thất bại.

Chuyên gia Liên Xô và
Các đồng sự, cán bộ, công nhân Đoàn 36 bên giếng khoan GK-63

Những người làm dầu khí Việt Nam luôn khắc cốt, ghi tâm và nhớ ơn sự giúp đỡ của Nhà nước và nhân dân Liên Xô nói chung, các chuyên gia dầu khí nói riêng. Tại Nhà truyền thống Dầu khí khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có một khu vực lưu giữ ảnh, hiện vật nhằm tri ân “những người đi tìm lửa” từ những ngày đầu tiên tìm kiếm dầu khí, bao gồm cán bộ, công nhân viên Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô các thế hệ.

Thành quả của ngành Dầu khí Việt Nam hôm nay là kết quả của một quá trình quyết tâm vượt qua mọi khó khăn của các thế hệ, trong đó có hàng trăm chuyên gia Liên Xô ngay từ thuở ban đầu đã hết mình giúp đỡ Việt Nam bằng cả tâm trí của mỗi con người.

Ngô Văn Kha - Minh Tiến

Chuyên gia Nguyễn Văn Phụng: Điện khí LNG dứt khoát phải thực hiện theo cơ chế giá thị trườngChuyên gia Nguyễn Văn Phụng: Điện khí LNG dứt khoát phải thực hiện theo cơ chế giá thị trường
Xây dựng khung chương trình tổng thể phát triển chuyên gia lĩnh vực khâu sau của PetrovietnamXây dựng khung chương trình tổng thể phát triển chuyên gia lĩnh vực khâu sau của Petrovietnam
Ra mắt sách “Tới kho báu Rồng VàngRa mắt sách “Tới kho báu Rồng Vàng"
Việt Nam - Liên bang Nga tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khíViệt Nam - Liên bang Nga tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu khí
Hợp tác dầu khí là một trụ cột quan trọng của quan hệ Việt Nam - Liên bang NgaHợp tác dầu khí là một trụ cột quan trọng của quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
Năng lượng là trụ cột trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang NgaNăng lượng là trụ cột trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Cờ ta bay giữa Cực Bắc địa cầuCờ ta bay giữa Cực Bắc địa cầu

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps