Chuyển đổi số: Trở thành “hệ sinh thái số” vào năm 2025

10:52 | 28/04/2020

701 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Để tiếp tục tiến trình chuyển đổi số, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tháng 10/2019, Hội đồng thành viên EVN đã thông qua định hướng kế hoạch phát triển công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 2019 - 2025. 

Theo ông Nguyễn Xuân Tuấn, Trưởng ban Viễn thông và CNTT - EVN, mục tiêu chung được Tập đoàn đặt ra là đến năm 2025, cơ bản hoàn thiện ứng dụng các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư; xây dựng và phát triển hệ thống CNTT của EVN hiện đại, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu của hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, vận hành thị trường điện, điều hành/vận hành hệ thống điện.

Chuyển đổi số: Trở thành “hệ sinh thái số” vào năm 2025
Việc cung cấp hợp đồng điện tử đánh dấu bước chuyển đổi số mạnh mẽ của EVN.

Cũng đến năm 2025, hệ thống CNTT của EVN trở thành “hệ sinh thái số”; trong đó, nhất thiết phải thống nhất mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống CNTT phù hợp với lộ trình chuyển đổi số của EVN (bao gồm cả phần cứng và phần mềm); chuẩn hóa tiêu chuẩn công nghệ, cấu trúc dữ liệu đảm bảo tính tích hợp và mở rộng trong tương lai.

EVN cho rằng, mục tiêu là rất lớn, nhưng rào cản cũng không ít. Với đặc thù là đơn vị cung cấp dịch vụ điện cho hơn 96 triệu dân, việc chuyển đổi số của EVN càng phức tạp, áp lực lớn hơn, vì mọi ứng dụng công nghệ của EVN đều trực tiếp, hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng điện, dịch vụ điện.

Thực tế là việc triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) không phải lúc nào cũng có hiệu quả ngay. Có những thời điểm, các hệ thống phần mềm của Tập đoàn bị chồng chéo, thiếu tính đồng bộ, thống nhất, chưa tích hợp toàn diện, không tận dụng, khai thác được nguồn dữ liệu.

Nhận rõ được các yếu tố này, giai đoạn 2019 - 2025, Tập đoàn sẽ khắc phục mô hình kiến trúc tổng thể CNTT phân tán với định hướng xây dựng 4 lớp kiến trúc CNTT. Theo đó, EVN sẽ tập trung ứng dụng triệt để và hiệu quả công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big data), Blockchain, trục tích hợp dịch vụ ESB, công nghệ ảo hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ phân tích dữ liệu báo cáo thông minh (BI) và các tiêu chuẩn quốc tế... vào các lĩnh vực hoạt động. Đồng thời, ứng dụng các mô hình và các giải pháp tổng thể cho việc chuyển đổi số của Tập đoàn; phát triển các sản phẩm dịch vụ, mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số, thiết lập nền tảng hạ tầng IoT (Internet vạn vật) dùng chung…

EVN cũng hướng tới hoàn thành nâng cấp các phần mềm hiện hữu, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ điện tương đương dịch vụ hành chính công cấp độ 4 trong năm 2020. Trong giai đoạn 2019 - 2025, Tập đoàn sẽ hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung dựa trên các phần mềm lõi của Tập đoàn; hoàn thiện Văn phòng điện tử; ứng dụng công nghệ đo đếm thông minh; phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, tạo ra nội lực đủ mạnh, thực hiện cuộc cách mạng số trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Cụ thể, EVN sẽ nghiên cứu sử dụng công nghệ dữ liệu lớn, AI trong dự báo phụ tải hệ thống điện quốc gia, miền và các Tổng công ty Điện lực; Ứng dụng công nghệ Blockchain trong hoạt động kinh doanh mua bán điện với khách hàng tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, các Tổng công ty Điện lực.

Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin (EVNICT) sẽ chủ trì xây dựng mô hình doanh nghiệp số cho EVN đến năm 2025 tầm nhìn 2030. Đồng thời xây dựng Hệ thống báo cáo quản trị thông minh (BI) cho một số phần mềm dùng chung ERP, CMIS, PMIS, đầu tư xây dựng… thực hiện trong toàn tập đoàn. Bên cạnh đó, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để nghiên cứu, phân tích hành vi, xu hướng, dự báo và nhu cầu của khách hàng thông qua thu thập các cuộc gọi tới Trung tâm Chăm sóc khách hàng nhằm tối ưu hiệu suất hoạt động.

Riêng trong năm nay, EVNICT và các Tổng công ty Điện lực sẽ triển khai nâng cấp các phần mềm hiện hữu để nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ điện tương đương dịch vụ hành chính công cấp độ 4 (tiếp nhận yêu cầu trực tuyến; ký hợp đồng trực tuyến; thanh toán phí trực tuyến; khách hàng theo dõi online được tiến độ, quá trình xử lý yêu cầu của mình không cần đến các điểm giao dịch).

Trong năm 2022, EVN và các đơn vị trong tập đoàn sẽ ứng dụng công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing), công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ ảo hoá, Blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI); công nghệ Mobile Computing và các tiêu chuẩn quốc tế… vào các hoạt động từ quản trị doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh. Về phía EVNICT sẽ hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung dựa trên 7 phần mềm lõi quan trọng: ERP, CMIS, PMIS-OMS, E-Office, EVNHES, HRMS, đầu tư xây dựng; Mở rộng phạm vi xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung cho các hệ thống phần mềm khác.

Về định hướng phát triển hạ tầng CNTT, từ năm 2020, EVNICT sẽ hoàn thành nâng cấp hệ thống mạng LAN, WAN EVN hiện đại, chất lượng, tính sẵn sàng cao và có độ dự phòng đáp ứng được các nhu cầu phục vụ công tác điều hành sản xuất, kinh doanh của EVN. Nâng cấp/thay thế thiết bị mạng Wired LAN, Wireless LAN, WAN hiện có trên hệ thống LAN, WAN EVN (có tận dụng lại tối đa các thiết bị hiện hữu) và thiết lập hệ thống giám sát, quản lý mạng cho toàn bộ thiết bị đảm bảo giám sát, quản lý, cấu hình từ xa được hầu hết các thiết bị.

EVNICT cũng hoàn thiện nâng cấp hệ thống mạng WAN hệ thống điện phục vụ công tác điều hành, vận hành Hệ thống điện: cung cấp các dịch vụ về điều khiển xa, giám sát, Rơle bảo vệ, SCADA/hotline, Fault Recorder, Fault Locator, sa thải phụ tải đặc biệt, SCADA liên trung tâm. Đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng kết nối các hệ thống điều khiển của các đơn vị.

Đặc biệt, EVNICT còn hoàn thành chuyển đổi toàn bộ hệ thống hạ tầng CNTT theo hướng ảo hóa, chuyển từ phần cứng vật lý sang phần cứng ảo hóa (bao gồm ảo hóa hệ thống lưu trữ, hệ thống mạng, ảo hóa ứng dụng, ảo hóa hệ thống máy chủ, desktop,..) nhằm tăng hiệu quả sử dụng và tính linh hoạt của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin...

Mai Phương/Icon.com.vn

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps