Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần:

Chúng ta đang bắt đầu phá bỏ sự bất bình đẳng

08:42 | 07/08/2015

2,117 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đến cuối năm nay, các hãng phim Nhà nước sẽ chuyển thành “Công ty Cổ phần”. Nghĩa là hoạt động sản xuất phim của chúng ta sẽ có một môi trường bình đẳng. 

Phóng viên báo Năng lượng Mới đã có cuộc trao đổi với đạo diễn Nguyễn Hữu Phần về vấn đề này.

- Theo ông, vấn đề Phim Nhà nước, Phim tư nhân có những khác biệt như thế nào?

- Trước đây, trong thời kỳ bao cấp, các cơ sở Điện ảnh (Hãng phim, Công ty Phát hành phim…) đều của Nhà nước, nghĩa là cơ sở vật chất, kỹ thuật, cán bộ quản lý, sáng tác… đều là “người Nhà nước” và đương nhiên kinh phí sản xuất phim do Nhà nước cung cấp. Trong thời kỳ đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước cho phép, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào các mọi hhoatj động Điện ảnh (bao gồm sáng tác, sản xuất, phát hành phim và chiếu bóng).

Trong suốt thời gian “xã hội hoá” hoạt động điện ảnh này, chúng ta vẫn giữ các cơ sở Điện ảnh Nhà nước và rất nhiều Hãng phim, Công ty Điện ảnh tư nhân… vì thế mới tồn tại khái niệm Điện ảnh Nhà nước, Điện ảnh tư nhân, Cuối năm 2015 này, hầu hết cơ sở Điện ảnh/Hãng phim Nhà nước sẽ chuyển đổi thành Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Như vậy sẽ tạo ra sự bình đẳng giữa các đơn vị sản xuất phim. Tuy nhiên vẫn sẽ tồn tại khái niệm “Phim Nhà nước” và “Phim tư nhân” được xác định từ việc dầu tư vốn bằng ngân sách Nhà Nước hay của vốn của Doanh nghiệp tư nhân. Nhà nước sẽ đặt hành, tài trợ cho những dự án sáng tác sản xuất phim phục vụ những mục tiêu Chính trị, Xã hội, Phát triển Văn hoá, Điện ảnh của đất nước, còn tư nhân đầu tư vốn cho những bộ phim có khả năng thu lãi từ các phòng vé trong hệ thống phát hành phim và chiếu phim cả nước.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần
Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần

- Lâu nay người ta chỉ nói đến “lãi” khi làm phim tư nhân, còn phim do Nhà nước tài trợ kinh phí có lãi không, thưa ông?

- Do mục đích đầu tư kinh phí sản xuất phim của Nhà nước và Tư nhân khác nhau, nên việc so sánh daonh thu, lãi, lỗ giữa hai loại phim này là rất chéo ngoe, là không cùng thang bậc. Phim Nhà nước đầu tư quan tâm đến nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục Chính trị - Tư tưởng cho xã hội, Phim Nhà nước đầu tư thường là phim về đề tài Lịch sử, Cách mạng có khả năng tái hiện, lưu giữ hiện thực cuộc sống, con người ở các thời kỳ lịch sử khác nhau… được thực hiện nhân dịp kỷ niệm nào đó như: Ngày thành lập Đảng, Quốc, toàn quốc kháng chiến, thương binh liệt sỹ, sinh nhật Bác… chẳng hạn. P

him được chiếu trong các tuần lễ phim kỷ niệm và lưu trữ lại để các thế hệ sau vẫn có thể hiểu biết, nhận thức được truyền thống Lịch sử,Cách mạng của đất nước. Còn phim do tư nhân đầu tư vốn là để đưa ra chiếu trên hệ thống rạp chiếu phim cả nước trong các dịp nghỉ hè, nghỉ tết… để thu hồi vốn và lãi. Phim tư nhân luôn phải quan tâm đến thị hiếu khán giả, thời điểm ra rạp và được PR tối đa nhằm thu hút đông đảo khán giả mua vé vào xem. Vì mục tiêu hướng tới khác nhau nên hai loại phim Nhà nước và Tư nhân có cách xác định giá trị khác nhau.

Nếu lấy doanh thu phòng vé (số lượng khán giả mua vé xem phim) để xác định giá trị là không thoả đáng. Phim Nhà nước sản xuất, thường chiếu ở rạp trong tuần lễ phim (nhân ngày kỷ niệm) sau đó phát hành trên hệ thống phát hành phim Quân đội, các Cty Điện ảnh địa phương với hàng trăm đội chiếu phim lưu động lên tận vùng sâu vùng xa chiếu cho Nhân dân xem. Phim Tư nhân vì phải chiếu teo thị hiếu khán giả nên có nhiều phim tấu hài, kinh dị, hành động, tình yêu, lối sống của giới trẻ… mang nặng tính giải trí mà thiếu vắng sự sâu sắc về nội dung, tư tưởng hay những giá trị văn hoá, nghệ thuật (người ta thường gọi là “phim thảm hoạ” “Phim hài nhảm” v.v…

Mai Thu Huyền: Phim chính là cuộc đời

Mai Thu Huyền: Phim chính là cuộc đời

“Phim chính là cuộc đời, là bức gương phản chiếu xã hội. Cuộc đời như thế nào thì chúng tôi sẽ đưa lên phim và không thể bịa ra tình huống không có thật”, diễn viên Mai Thu Huyền chia sẻ.

Thái Hòa: Tôi đánh cược lớn với “Tèo em 2”!

Thái Hòa: Tôi đánh cược lớn với “Tèo em 2”!

Thái Hòa cho biết, Tèo em 2 sẽ là bộ phim được anh và êkip đầu tư rất lớn với kinh phí, dự kiến ngoài 20 tỉ đồng!

"Nàng Quyên" tái xuất

Không hài nhảm không đồng tính không hotgirl hotboy và các gương mặt showbiz đình đám, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình quyết chí làm một bộ phim thật, một dự án điện ảnh lớn, tử tế, giữa bối cảnh phim Việt vẫn còn nhăm nhăm gây cười để móc hầu bao khán giả. Và Quyên, tác phẩm điện ảnh mới nhất sau "Vũ khúc con cò" rồi đến "Cánh đồng bất tận" đã chạm khắc được vào nỗi đâu số phận của hàng triệu người Việt đã đang, từng mưu sinh ở Đông Âu...

- Sắp tới, việc cổ phần hóa các hãng phim Nhà nước (sẽ được kết thúc vào tháng 9/2015). Theo đạo diễn, đây có phải dấu chấm hết cho những cơ sở điện ảnh Nhà nước?

- Vâng, sẽ là những công ty Cổ phần, sẽ không có sự ưu tiên đặt hàng hoặc tài trợ kinh phí sản xuất phim bằng ngân sách Nhà nước như trước. Các Công ty Cổ phần dù có tỷ lệ vốn Nhà nước nhiều hay ít và Công ty CP chỉ có vốn của tư nhân đều bình đẳng tham gia vào các dự án phim do Nhà nước đặt hàng, tài trợ, nếu Cty nào chứng tỏ được các điều kiện, năng lực, nhân sự… của mình đủ để thực hiện tốt nhất dự án (người ta đang bàn đến việc đấu thầu dự án sáng tác, sản xuất phim Nhà nước đặt hàng – tuy nhiên việc “đấu thầu” trong sáng tạo nghệ thuật cũng rất nan giải, còn phải tính toán kỹ lưỡng hơn)

Năm 2014, 2015, Cục Điện ảnh cũng đã có một thể nghiệm về việc đặt hàng/tài trợ kinh phí sản xuất phim cho một số Cty tư nhân như: Đặt hàng Hồng Ngát Film sản xuất phim “Những đứa con của Làng” Cty Nhã Phương sản xuất phim “Mộ gió” (đề tài Biển đảo) bằng kinh phí làm phim miền núi - hải đảo và đáng chủ ý hơn là bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” với Công ty Galaxy. Cty Galaxy đã mời Victo Vũ (người đã giành được nhiều thành công về phim thương mại) làm Đạo diễn. Bộ phim còn đang ở giai đoạn hậu kỳ nhưng với những Trailes, những thủ pháp PR khá chuyên nghiệp đã khiến khán giả cả nước háo hức chờ đợi… Chưa biết khả năng thu hút khách ra sao (nghe đâu đên 2/10/15 mới trình chiếu) nhưng đây cũng là một kinh nghiệm sử dụng truyền thông, quảng cáo cần thiết mà lâu nay những bộ phim Nhà nước đặt hàng chưa quan tâm…

Một cảnh trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
Một cảnh trong phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh

Quyết định đặt hàng, tài trợ với đối tác tư nhân có thể sẽ mở ra những phương hướng mới cho những dự án làm phim bằng ngân sách Nhà nước mà trước đây Người làm phim, Cơ sở được đặt hàng, tài trợ chỉ biết sản xuất rồi giao sản phẩm cho Nhà đầu tư, không quan tâm đến khâu quảng bá, phát hành.

Phim về đề tài Chính trị, Xã hội, Văn hoá mà hay hơn, hấp dẫn hơn, có phương pháp PR, quảng cáo để tăng cường khả năng thu hút khán giả thì việc tuyên truyền, giáo dục với các đối tượng xã hội càng hiệu quả hơn.

- Ở nước ngoài thường có những quỹ tài trợ cho những dự án phim hoặc có những “Mạnh Thường Quân” sẵn sàng bỏ tiền làm phim Nghệ thuật để quảng bá văn hóa. Thưa ông, ở Việt Nam đã có trường hợp nào như vậy chưa?

- Hiện nay có những doanh nghiệp, doanh nhân đã quan tâm đến việc đầu tư, tàu trợ cho Điện ảnh, nhưng còn ít ỏi, nhỏ giọt vì quan niệm về tài trợ cho Điện ảnh của hộ thường gắn liên với mục đích quảng cáo hàng hoá, thương hiệu của doanh nghiệp, có thể hiểu là họ muốn “tận dụng” bộ phim hay những chi tiết trong phim để quảng cáo sản phẩm của họ.

Tuy nhiên, cũng đã có những “ông chủ”, “Mạnh thường quân” ở trong nước hay nước ngoài đầu tư hoặc tham gia đầu tư cho những dự án làm phim mang tính nghệ thuật. Tôi nghĩa những phim của các Đạo diễn Việt kiều như Trần Anh Hùng, Nguyễn Võ Nghiêm Minh, Quang Huy, Cường Ngô v.v… có thể đã có những nguồn tài trợ ấy.

- Nhiều đạo diễn đã phản ánh việc khó khăn khi xin tài trợ làm phim, Là một đạo diễn, theo ông đây có phải lý do khiến Việt Nam chưa có tên tuổi trên bản đồ phim thế giới?

- Giữa việc tìm kiếm được nhà tài trợ với việc Phim của mình (của nước mình) tham gia vào thị trường phim Thế giới là hai việc hoàn toàn khác nhau.Một đạo diễn, nhà sản xuất giỏi, co kịch bản phim hay, có niềm tin về khả năng phát hành bộ phim ở các nước trong khu vực hay trên Thế giới… thì họ sẵn sàng bỏ tiền túi hoặc vay mượn các nguồn vốn để làm và phát hành thu lãi chứ đâu cần người tài trợ.

Vấn đề phim Việt Nam chưa tham gia được vào thị trường phim thế giới có nhiều lý do. Thứ nhất về cơ sở vật chất, điều kiện sản xuất, công nghệ làm phim của chúng ta khá lạc hậu, không đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính quốc tế. Thứ hai, tài năng của đội ngũ sáng tác, sản xuất phim của ta còn lâu mới so sánh được với các nền điện ảnh nước ngoài (do từ trước đến nay người làm điện ảnh ở VN được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều trường phát khác nhau, do nhiều năm nay bước vào cơ chế thị trường, các cơ sở điện ảnh Nhà nước cũng như Tư nhân không bổ xung được nhiều nhân lực, những người có tài và cập nhật được các phương pháp làm phim hiện đại cho cơ sở mình. Thứ ba thói quen sáng tác kịch bản, làm phim của chúng ta chỉ chú ý đến những vấn đề cụ thể, thậm chí riêng biệt của đất nước mình mà thiếu tính quốc tế (những vấn đề về con người mà người nước ngoài có thể hiểu, có thể có cảm xúc. Thứ tư các cơ quan quản lý, phát triển điện ảnh và cả các cơ sở điện ảnh trong nước chưa hình thành chủ trương sản xuất phim đáp ứng những nhu cầu của thị trường quốc tế nên cũng không khắc phục được những nhược điểm sẵn có và bổ xung, nâng cao khả năng sáng tác, sản xuất của mình.

Có thể lấy thí dụ về nền điện ảnh Iran. Một đất nước còn nghèo, Nhà nước và Người dân chịu ràng buộc nhiều về giáo lý, văn hoá Hồi giáo. điều kiện làm phim cũng chưa thật đầy đủ hiện đại như các nước có nền điện ảnh phát triển khá, việc đầu tư kinh phí sản xuất phim cũng tương đối thấp… Thế nhưng hầu như năm nào Điện ảnh Iran cũng giành được giải thưởng tại các LHP Quốc tế và xuất khẩu được phim ra nước ngoài. Hàn Quốc cũng vậy từ chỗ khán giả Hàn Quốc xem 85% phim Hollywood đến nay xcó đến 60% khán giả xem phim nội địa, nhiều bộ phim của Hàn Quốc đước phát hành trên Thế giới.

Nguồn thu (cả về kinh tế và về quảng bá hình ảnh đất nước, con người) với Thế giới là rất lớn. Nếu có sự giao lưu trên thị trường phim quốc tế, chúng ta sẽ có thêm nguồn vốn để đầu tư cho các khâu khác nhau để phát triển điện ảnh đất nước.

- Theo đạo diễn, làm cách nào để “cứu” nền điện ảnh Việt Nam hiện nay?

- Tôi không muốn dùng từ “cứu”, bởi tôi tin rồi nganh Điện ảnh của ta sẽ tự thân phát triển song song với sự phát triển của nền kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Thế nhưng có những điều kiện giúp cho Điện ảnh phát triển mà các cơ quan quản lý, các ngành, các cấp và người dân phải quan tâm, đó là: Nâng cao trình độ xem phim (khả năng nhận thức, thẩm mỹ) để có một tầng lớp khán giả có trình độ thưởng thức, hưởng thụ nghệ thuật có trình độ cao hơn. Đây chính là cáh tạo ra những đòi hỏi thay đổi, nâng cao trình độ làm phim và nâng cao chất lượng nội dung, nghệ thuật cho những tác phẩm điện ảnh.

Như chúng ta đã thấy, hàng chục năm nay, các Cty tư nhân tham gia rất sâu vào khâu nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim (tập trung ở các thành phố lớn). Với mục tiêu là giành được lãi xuất tối ưu nên từ khâu nhập khẩu họ chỉ chọn những bộ phim phù hợp với thị hiếu của giới trẻ (khán giả đến rạp chiếu phim có tới 70% ở lứa tuổi từ 16 đến 26 tuổi) thường là phim Hành động, Giả tưởng, Kinh dị, Phưu lưu mạo hiểm… Nên các nhà làm phim trong nước tham gia phát hành với các Cty này cũng cung cấp phim tấu hài, phim kinh dị, phim hành động…mà họ sản xuất.Cứ như vậy, khán giả trẻ đến rạp xem phim như một trò giải trí (giống như chơi Game) chứ không quan tâm nhiều đến những giá trị nội dung, tư tưởng của những bộ phim nghệ thuật (đến nay nếu có Cty nào nhập phim nghệ thuật, phim được giải Osca, Cane, về chiếu chắc chắn cũng không có người xem). Với khán giả như vậy thì các nhà làm phim cũng đổ xô đi làm những bộ phim vô bổ, thoả mãn thị hiếu đơn giản của lớp khán giả trẻ mà thôi (để có thể thu hồi vốn và có lãi).

Giá như chúng ta có đông đảo khán giả thông minh, yêu thích nghệ thuật và những vấn đề văn hoá, nhân văn, chắc chắn các nhà nhập khẩu, sản xuất phim sẽ phải đáp ứng đòi hỏi của họ… và như vậy phim chiếu rạp, phim được sản xuất cũng sẽ dần dần được nâng cao.

- Thế nhưng làm thế nào để có được những khán giả có khả năng thúc đẩy sự phát triển điện ảnh?

- Đầu tiên ta có thể nhận thấy khán giả trung niên và người có tuổi, cao tuổi không đến rạp xem phim (tỷ lệ rất thấp) không phải vì họ quá bận rộn hoặc sức ì lớn đâu mà bởi vì họ không thể tìm thấy những rạp/phòng chiếu phim nghệ thuật, phim hợp với nhu cầu hiểu biết, cảm thụ thẩm mỹ của họ.

Nếu chúng ta có một tỷ lệ, nhỏ thôi, các rạp phim hạng nhất, phim được các giải thưởng cao tại các LHP quốc tế, chắc chắn lớp khán giả lớn tuổi sẽ đi xem và những người trẻ tuổi “muốn làm sang” cũng sẽ đến xem… Dần dần họ có thói quen thưởng thức điện ảnh nghệ thuật.

Nhờ thời bao cấp, chúng ta không có nhiều phim (kể cả phim nhập khẩu và trong nước sản xuất) nhưng mỗi cơ quan Phát hành phim TW đến các địa phương đều có Ban, phòng tuyên truyền, hướng dẫn khán giả xem phiom, phân tích những giá trị nhân văn, nghệ thuật của từng bộ phim khiến người xem chọn lọc và có ý thức đối với mỗi bộ phim sắp hoặc đã xem.

Đến nay hoàn toàn không có các hình thức tuyên truyền, giới thiệu, phê bình phim, chỉ có quảng cáo những cảnh nóng, cảnh hành động, những yếu tố hấp dẫn tạo sự tò mò với khán giả trẻ (đó cũng giống như các hình thức quảng cáo sản phẩm thương mại thường thấy)

Không chỉ dùng truyền thông, lý luận, phê bình điện ảnh để “cải tạo” khán giả mà cần quan tâm đến việc bồi dưỡng, rèn luyện cho lớp khán giả tương lai, lớp khán giả hiện đang là học sinh tiểu học, trung học. Ở trường phổ thông, các em được học Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật… nhưng không hề được học, được biết đến các kiến thức điện ảnh. Giá như các trường phổ thông có các câu lạc bộ điện ảnh, sử dụng phim để giáo dục đạo đức, tác phong, giá trị sống cho các em… sự tiếp xúc với điện ảnh như vậy chắc chắn sẽ làm cho thiếu niên học sinh có sự nhìn nhận đúng đắn hơn về Nghệ thuật điện ảnh.

Tôi nhớ là mấy hôm gần đây, tôi được đến dự lễ trao giải “Búp sen vàng” cuar Trung tâm hỗ trợ tài năng điện ảnh (TPD) và tôi được gặp gỡ các em thiếu niên, thanh niên học sinh, sinh viên yêu thích điện ảnh đã từng tham gia các lớp dạy làm phim từ 10 năm nay. Hiện nay, mỗi năm TPD có đến gần 200 học viên theo học. Các em tham gia với TPD chắc chắn sẽ hiểu đúng, biết cảm thụ và biết yêu nghệ thuật điện ảnh hơn hẳn các bạn cùng lứa. Và… tôi đánh giá cao sự đóng góp của TPD với sự phát triển khán giả điện ảnh.

Ở nhiều nước châu Âu, Nhà nước của họ cũng rất quan tâm đến sự phát triển nền nghệ thuật điện ảnh của đất nước, chống lại sự “xâm lược” của phim Hollywood bằng cách tạo ra một “quỹ phát triển điện ảnh”. Các quốc gia châu Âu cũng tham gia WTO nên không thể hạn ngạch nhập khẩu phim của các nước khác, nên học đề ra một chính sách đóng góp xây dựng “quỹ điện ảnh” bằng việc thu một tỷ lệ phần trăm nào đó với phim Mỹ, phim thị trường,phim giải trí (ngoài các khoản thuế mà các cty nhập khẩu, phát hành phim phải đóng cho ngành Tài chính). Thí dụ nếu ở Việt Nam lập được quỹ điện ảnh như họ, với 10% doanh thu chiếu phim (10% của 100 triệu USD) chúng ta sẽ có 10 triệu USD để đầu tư cho các phim nghệ thuật, để đưa người ra nước ngoài học tập, để đổi mới, nâng cấp thiết bị kỹ thuật điện ảnh.v,v…

Nhưng đó chỉ là thí dụ mang tính mong ước mà thôi bởi vì ở nước ta mọi nguồn thu thuế, phí đều nộp vào ngân sách Nhà nước, chi Ngân scách cho việc gì, dự án nào phải được Nhà nước xét duyệt và… rất nhiều khó khăn.

- Xin cám ơn đạo diễn!

Vương Tâm

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.