Chứng khoán Việt Nam hấp dẫn vốn ngoại
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), trong năm 2015, Nghị định 60 với quy định nới lỏng sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài được ban hành cùng hiệu ứng rút vốn của nhà đầu tư tại TTCK Trung Quốc mở ra cơ hội thu hút dòng vốn ngoại gián tiếp tham gia vào TTCK Việt Nam. Mặc dù lượng mua và bán của nhà đầu tư nước ngoài luôn ở thế khá cân bằng nhau nhưng lượng mua luôn cao hơn bán.
Ông Lê Hải Trà, Phó tổng giám đốc HOSE, trong năm qua nhiều tổ chức và nhà đầu tư cá nhân nước ngoài thông qua Sở để tìm hiểu về có hội đầu tư ở TTCK nước ta. Trong đó, có rất nhiều nhà đầu tư Thái Lan. Hầu hết các nhà đầu tư đều nhận định chứng khoán Việt Nam là thị trường hấp dẫn không thể bỏ qua.
|
Nhà đầu tư theo dõi thông tin thị trường tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM |
Nhìn lại năm 2015, trong bối cảnh các thông tin xấu liên tục xuất hiện trên thế giới như: Khủng hoảng nợ Hy Lạp, phá giá đồng nhân dân tệ, giá dầu sụt giảm… tâm lý giao dịch của nhà đầu tư đã thận trọng hơn với khối lượng và giá trị giao dịch bình quân/ngày đạt hơn 113 triệu chứng khoán và 1.965 tỷ đồng. Trong đó, thị trường đạt thanh khoản tốt nhất vào tháng 7/2015 với giá trị giao dịch bình quân đạt khoảng 3.170 tỷ đồng/ngày do kỳ vọng sớm hoàn thành đàm phán TPP và nới room cho nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, xét về cơ cấu giao dịch, cá nhân trong nước vẫn là đối tượng giao dịch chủ yếu với giá trị mua và bán đều chiếm tỷ trọng trên 78%; tổ chức nước ngoài chiếm khoảng 13%; cá nhân nước ngoài khoảng 1%, tổ chức trong nước chiếm khoảng 7 – 8%.
Nhìn chung, động thái mua bán của nhà đầu tư trên thị trường thời gian qua chịu tác động mạnh bởi các biến động của kinh tế thế giới. Tổ chức trong nước và khối ngoại có xu hướng giảm đầu tư các cổ phiếu thành phần rổ VN30. Tuy nhiên, xét trên giá trị giao dịch toàn thị trường các nhà đầu tư tổ chức trong nước và nhà đầu tư thuộc khối nước ngoài vẫn thực hiện mua ròng (tính đến hết tháng 11/2015). Thị trường các tháng cuối năm ghi nhận sự chuyển hướng đầu tư sang các mã cổ phiếu có mức vốn hoá nhỏ và trung bình. Đến cuối năm 2015 các chỉ số trên HOSE (trừ VN30) vẫn duy trì mức tăng so với đầu năm.
Có thể thấy, Nghị định 60 đã được áp dụng, trong tương lai gần sẽ thu hút được nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam kể cả thông qua kênh đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Do đó sẽ mở ra rất nhiều cơ hội mới cho TTCK.
Năm 2015, TTCK Việt Nam ghi nhận sự biến động mạnh của các chỉ số. Hai chỉ số chủ yếu là VN – Index và VN30 đều có sự tăng trưởng mạnh. Trong đó VN – Index đạt mức tăng cao nhất là 638,69 điểm vào ngày 14/7 và VN30 đạt 665,66 điểm vào ngày 27/7 do tâm lý kỳ vọng từ Nghị định 60. Tuy nhiên, sự hưng phấn của thị trường nhanh chóng bị dập tắt bởi hiệu ứng domino lao dốc của các TTCK trên thế giới, sau khi Trung Quốc 3 lần liên tiếp phá giá đồng nhân dân tệ giữa tháng 8/2015, VN – Index đột ngột giảm mạnh 21,2% xuống mức thấp nhất trong năm là 526,9 điểm (ngày 24/8/2015). Từ tháng 9 trở đi sau khi thông tin về việc phá giá tiền tệ của Trung Quốc lắng xuống, thị trường đã nhanh chóng hồi phục đạt mức 615,2 điểm, tăng 16,7% (ngày 5/11/2015) và sau đó lại rơi vào xu hướng giảm. Tuy nhiên, nhìn chung trong năm 2015 dù có nhiều biến động nhưng xu hướng Vn-Index vẫn chuyển biến theo hướng tịch cực kể từ năm 2012.
Mai Phương
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025