Chưa có sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau khi thu hồi đất của dân

13:55 | 27/05/2019

201 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đó là ý kiến của Đại biểu Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trao đổi với báo chí bên hành lang Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV về những vấn đề liên quan đến quản lý đất đai tại đô thị, trong đó có giải pháp đối với dự án treo.

Bàn về thực trạng dự án treo hiện nay, Đại biểu Nguyễn Đức Kiên cho rằng, tại nhiều dự án, chúng ta không xác định rõ theo Hiến pháp và theo luật. Luật Đất đai quy định, định hướng cho các cơ quan khi thu hồi đất cần tạo dựng cho những người bị thu hồi có nơi ở mới phù hợp hơn và tốt hơn. Thực tế có thể nói chúng ta chưa có sự thông cảm và có sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nhà nước, cơ quan và người dân khi thu hồi đất của dân.

chua co su thong cam va hieu biet lan nhau khi thu hoi dat cua dan
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Kiên

Cơ quan quản lý Nhà nước cần hiểu rằng người dân gắn bó với mảnh đất đó nhiều đời hoặc trong thời gian dài, nay họ phải rời bỏ nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình để di dời đi một nơi ở mới thì đây là một sự hy sinh rất lớn của người dân đối với Nhà nước. Nếu như với thời chiến họ dỡ nhà của dân để làm đường cho xe đi qua, thì ngày nay - thời bình họ dỡ nhà để phục vụ cho kinh tế đất nước phát triển.

"Chúng ta cần tuyên truyền, vận động cho người dân và dư luận xã hội hiểu rõ khi họ có đất nông nghiệp nhưng lại không có cơ sở hạ tầng thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nếu như không có sự đầu tư của Nhà nước” - ông Kiên nhấn mạnh.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nếu người dân bàn giao đất để Nhà nước xây dựng theo quy hoạch, Nhà nước sẽ phải đầu tư điện, đường, trường, trạm để tạo ra một cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho đời sống người dân tại khu vực đó thì nhà nước cũng phải có trách nhiệm để lại cho họ những phần đất để họ có quyền sử dụng những dịch vụ từ nơi được quy hoạch đó.

Đặc biệt, sau khi người dân bán, chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích sử dụng đất thì phần đất còn lại có giá trị hơn rất nhiều so với tổng diện tích đất ban đầu họ có. Qua đó, người dân hiểu được vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng như thế nào; khi người dân đồng thuận giao đất, phần đất đó có giá trị sử dụng cao hơn nhiều so với với giá trị sử dụng ban đầu nếu chỉ đơn thuần là đất nông nghiệp hoặc khi chưa có quy hoạch.

Mặt khác, ông Kiên cho rằng, thông qua Hiến pháp, chúng ta cũng cần tuyên truyền cho người dân hiểu rõ việc Nhà nước không phải là bảo đảm cho mỗi người dân quyền sở hữu nhà ở mà Nhà nước chỉ có khả năng bảo đảm quyền có chỗ ở của người dân.

Trao đổi về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Đức Kiên cho rằng, căn cứ thời điểm Luật Đất đai được sửa năm 2013 và có hiệu lực tháng 7/2014, chúng ta nên có đánh giá sau 5 hoặc 10 năm để có tổng kết, sau đó mới tiến hành sửa luật, bởi qua giám sát tối cao của Quốc hội đối với việc sử dụng đất ở tại đô thị, chúng ta thấy về cơ bản hệ thống luật pháp và các văn bản chế tài của chúng ta tương đối đầy đủ còn trong quá trình thực hiện tất nhiên sẽ có phát sinh những bất cập.

Minh Loan

chua co su thong cam va hieu biet lan nhau khi thu hoi dat cua danĐất đai đô thị phải được coi như “mỏ dầu” mới
chua co su thong cam va hieu biet lan nhau khi thu hoi dat cua danCổ phần hoá DNNN ở Hà Nội: Dấu hiệu thất thoát hàng trăm tỷ đồng trong quản lý đất đai
chua co su thong cam va hieu biet lan nhau khi thu hoi dat cua danSử dụng đất đai của một loạt DNNN ở Đà Nẵng: Nhiều sai phạm, thất thoát

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc