Chống buôn lậu cá tầm bằng Công ước quốc tế
>> Một chút sự thật về cá tầm nhập lậu
Theo đó, cá tầm là loài thuộc Phụ lục II, riêng cá tầm Đại Tây Dương và cá tầm Ban Tích thuộc phụ lục I của của thông tư 59/20101-TT-BNNPTNT về danh mục các loài thuộc sự quản lý của Công ước CITES.
Sử dụng Công ước CITES để chống buôn lậu cá tầm.
Văn bản đề nghị Bộ Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công Thương phối hợp, chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu biên giới; đấu tranh, phá dỡ các đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép các mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, nhất là mẫu vật cá tầm, phá dỡ các tụ điểm buôn bán trái phép mẫu vật loài hoang dã.
Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đề nghị các bộ, ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền giáo dục, phổ biến các quy định pháp luật về quản lý và bảo tồn động vật hoang dã; tổ chức kiểm tra và ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về săn bắt, mua bán, vận chuyển, nuôi giết mổ, kinh doanh, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu tái xuất các loài động vật hoang dã và sản phẩm, dẫn xuất trái pháp luật và các quy định của CITES; tổ chức đăng ký cho các trại nuôi cá tầm nếu đảm bảo điều kiện.
Đối với Hàng không Việt Nam, chỉ chuyên chở mẫu vật các loài hoang dã, nhất là cá tầm khi có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc mẫu vật hợp pháp theo quy định hiện hành của Nhà nước.
T.Minh
-
Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ
-
Quý I/2025: Thu ngân sách nhà nước tăng 29%
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/4: Vương quốc Anh dẫn đầu thế giới về điện gió
-
[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (14/4-20/4)
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?