Chiến tranh biên giới phía Bắc: Nỗi đau không thể nào quên (Bài 2)

19:11 | 18/02/2016

28,728 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 14/2/1979, Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc ra nghị quyết về việc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam. Nghị quyết này được bí mật phổ biến đến các cấp chỉ huy toàn quân.
chien tranh bien gioi phia bac noi dau khong the nao quen bai 2 Chiến tranh biên giới phía Bắc: Nỗi đau không thể nào quên!

Bài 2: Trung Quốc ngang ngược và thua đau 

Về thực chất, cuộc tấn công xâm lược Việt Nam được bắt đầu vào đêm 16/2, một số đơn vị Trung Quốc được các binh sĩ Hoa kiều dẫn đường vượt qua biên giới, luồn sâu từ 3 đến 6 km vào đất Việt Nam, ém quân chờ lệnh khai hỏa.

Sáng sớm ngày 17/2, quân Trung Quốc bất ngờ tấn công, chiếm một số cứ điểm trên phần đất Việt Nam. Sau khoảng nửa tiếng đồng hồ pháo kích dữ dội, trong khoảng thời gian từ 3 giờ 30 đến 5 giờ 20, quân Trung Quốc bắt đầu tràn qua Việt Nam ở 20 địa điểm trên biên giới. Đặc biệt, nhiều đơn vị quân Trung Quốc đã tràn qua Việt Nam bằng cách xuôi theo sông Hồng trên những bè nứa và bắn như vãi đạn lên hai bên bờ.

Cuộc đối đầu dữ dội diễn ra ở khu vực Lào Cai và Lạng Sơn, và ngày hôm sau là ở Cao Bằng. Đến cuối ngày 19/2, quân Trung Quốc đã tiến sâu khoảng 15 km vào lãnh thổ Việt Nam và chiếm được thành phố Lào Cai.

Tuy nhiên, quân Trung Quốc không thể hạ gục đối phương một cách chớp nhoáng như kế hoạch đề ra. Các mũi tấn công tiên phong ở khu vực Lạng Sơn bị chặn đứng. Mãi đến 8 ngày sau (chiều 24/2), quân Trung Quốc mới chiếm được thị xã Lạng Sơn, sau khi điều thêm một quân đoàn đến trợ chiến.

Đến đầu tháng 3, với sự tăng cường của lực lượng dự phòng, quân Trung Quốc đã chiếm được thêm thị xã Cao Bằng và ở một số nơi đã tiến sâu 45 -50 km vào đất Việt Nam.

Cần biết rằng trên mọi hướng tấn công, quân Trung Quốc không thể nào dễ dàng bẻ gãy sự chống cự của quân và dân Việt Nam. Chẳng hạn, ở mũi tấn công Móng Cái, sau một tuần chiến đấu kịch liệt, đến ngày 24/2, quân Trung Quốc chỉ tiến được 2-4 km vào đất Việt Nam, nhưng ngay hôm sau đã bị đánh bật trở lại đất Trung Quốc. Những đợt tấn công tiếp theo đều bị chặn đứng ở ngay biên giới.

chien tranh bien gioi phia bac noi dau khong the nao quen bai 2
Trung Quốc bắn tên lửa sang Việt Nam

Mặc dù có ưu thế vượt trội về không quân, nhưng phía Trung Quốc không dám liều lĩnh đưa máy bay vào tham chiến, vì biết rằng lực lượng phòng không của Việt Nam lúc đó được đánh giá là tinh nhuệ nhất thế giới, từng bắn hạ nhiều nghìn máy bay hiện đại của Mỹ chỉ trong một thời gian ngắn.

Trong thời gian diễn ra chiến sự, không quân Trung Quốc thực hiện trung bình 200 lượt/chiếc xuất kích mỗi ngày ở vùng biên giới nhưng chưa một lần dám xâm phạm không phận Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng có một lần, máy bay do thám (không phải máy bay chiến đấu) của Trung Quốc đã liều lĩnh bay sâu khoảng 15 km vào không phận Việt Nam ở độ cao rất lớn và phải chuồn về ngay tức khắc vì bị lưới đạn phòng không bắn lên dày đặc làm cho khiếp vía.

Việc Trung Quốc không dám đưa không quân vào tham chiến ở quy mô lớn còn có một lý do khác nữa: ngay sau khi Trung Quốc nổ súng gây hấn ở biên giới với Việt Nam, Liên Xô đã tiến hành tăng cường lực lượng không quân của mình ở các căn cứ giáp biên giới với Trung Quốc, đặc biệt là các căn cứ không quân ở Mông Cổ đã được đặt vào tình trạng luôn sẵn sàng xuất kích. 

Vì vậy, phía Trung Quốc phải ém lực lượng không quân của mình để đối phó trường hợp không quân Liên Xô có thể tấn công ở tuyến biên giới phía Tây và phía Bắc Trung Quốc nhằm “chia lửa” cho Việt Nam.

Hải quân Trung Quốc cũng được đặt vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, nhưng cũng chỉ quanh quẩn ở khu vực bắc vịnh Bắc bộ chứ không được lệnh tham chiến.

Nói tóm lại, mục tiêu của Trung Quốc “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” Việt Nam đã không đạt được như họ mong muốn. Từ chiến thuật tấn công chớp nhoáng ban đầu, quân Trung Quốc buộc phải chuyển sang thế giằng co.

Ngày 1/3, phía Trung Quốc đề nghị Việt Nam tiến hành hòa đàm, nhưng với những điều kiện hoàn toàn có lợi cho Trung Quốc. Việt Nam đã không hạ mình chấp nhận những điều kiện ngang ngược như thế.

(Còn tiếp)

chien tranh bien gioi phia bac noi dau khong the nao quen bai 2

Nước mắt rơi bên 'lò vôi thế kỷ'

Cách đây hơn 30 năm, những núi đá vôi trên các Cao điểm mang tên: Đồi Đài, Cô Ích, Pa Hán, Minh Tần… của tỉnh Hà Giang đã bị pháo cối Trung Quốc cày xới ngày đêm. 

chien tranh bien gioi phia bac noi dau khong the nao quen bai 2

Tướng Phạm Xuân Thệ: Nói về chiến tranh biên giới không phải kích động thù hằn dân tộc!

Trung tướng - Anh hùng LLVTND Phạm Xuân Thệ nhấn mạnh rằng: “Chúng ta nói ra là để tôn vinh những người đã khuất chứ không phải để kích động thù hằn dân tộc.”

chien tranh bien gioi phia bac noi dau khong the nao quen bai 2

Tướng Nguyễn Quốc Thước: Lãng quên cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung là có tội!

Trung Tướng  Nguyễn Quốc Thước: “Chẳng có lý do gì để những người đã nằm xuống vì sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước bị lãng quên”.

chien tranh bien gioi phia bac noi dau khong the nao quen bai 2

Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979: 'Đã đến lúc phải đưa lịch sử về đúng giá trị của nó'

Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương nhận định: “Cần phải tự hào về điều này cũng như phải có hành động tương xứng với giá trị của những sự cống hiến, hy sinh lớn lao và bi hùng đó”.

Phạm Bá Thủy

VKO