Hà Nội chi nghìn tỉ nhưng giao thông vẫn ùn tắc

15:01 | 02/12/2015

950 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mặc dù báo cáo thẩm tra của HĐND thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều bất cập trong “Chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông từ năm 2016 đến 2020” nhưng không một đại biểu nào đóng góp ý kiến hoàn thiện chương trình mà đều bấm nút thông qua.
chi nghin ti chong un tac giao thong ha noi van tacTaxi Uber, Grab là nguyên nhân gây tắc đường?!
chi nghin ti chong un tac giao thong ha noi van tacGiao thông tê liệt ở đường vành đai 3 Hà Nội
chi nghin ti chong un tac giao thong ha noi van tacNăm 2016: Việt Nam chống tắc đường bằng điện thoại di động

Tại kỳ họp lần thứ XIV HĐND thành phố Hà Nội Khóa XIV, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng đã trình HĐND thành phố Hà Nội “Chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn giai đoạn 2016-2020”.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, chương trình được ban hành kịp thời với những nội dung cụ thể, trọng tâm, trọng điểm và đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên một số nút, tuyến của thành phố.

chi nghin ti chong un tac giao thong ha noi van tac
Hình ảnh đường Khuất Duy Tiến ùn tắc.

Chương trình được thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đã đạt được các mục tiêu đề ra. Sau hơn 3 năm thực hiện, số điểm ùn tắc giao thông giảm từ 89 điểm xuống còn 51 điểm; tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí; nhiều nút giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc nghiêm trọng đã được giải quyết cơ bản.

Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh chóng phương tiện cá nhân (tăng trung bình 10%/năm), việc đầu tư các công trình hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn, ý thức chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông của một bộ phận người dân chưa cao.

Mạng lưới vận tải hành khách công cộng chưa đáp ứng được yêu cầu, tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh còn phổ biến. Dự báo tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố sẽ diễn biến phức tạp, khó lường.

Từ thực tiễn trên, Hà Nội xác định cần phải xây dựng và tiếp tục thực hiện “Chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông từ năm 2016 đến 2020”. Dự kiến tổng kinh phí để thực hiện chương trình là 2.167 tỉ đồng.

Cụ thể, trong năm 2016, Hà Nội sẽ chi khoảng 700 triệu đồng để lập đề án từng bước hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.

Qua đó, xác định rõ lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng phát triển quá nhanh phương tiện giao thông cá nhân trong khi kết cấu hạ tầng giao thông phát triển không theo kịp, gây ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, tạo thói quen sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng.

Tờ trình của thành phố Hà Nội cũng thể hiện nhiều tồn tại và báo cáo thẩm tra của HĐND TP Hà Nội cũng đã yêu cầu UBND thành phố phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại 51 điểm ùn tắc, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để đảm bảo thực hiện mục tiêu giảm 40 điểm ùn tắc.

“Đối với những điểm ùn tắc chỉ thuần túy do lưu lượng tham gia giao thông lớn, chỉ sử dụng biện pháp tăng cường người điều tiết giao thông, thì đề nghị loại khỏi danh sách này. Đồng thời cập nhật, bổ sung dự kiến những điểm sẽ phát sinh ùn tắc mới nếu có” - Báo cáo thẩm tra nêu rõ.

Còn chỉ tiêu không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, Trưởng ban pháp chế HĐND TP Hà Nội yêu cầu UBND thành phố cụ thể hóa vấn đề này để đảm bảo tính khả thi của chương trình khi thực hiện và thuận lợi hơn cho công tác đánh giá, giám sát sau này.

Ngoài ra, HĐND thành phố cũng đề nghị UBND TP Hà Nội có giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế, yếu kém, kết hợp với đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, nhằm giảm thiểu ùn tắc. Quan tâm khớp nối giữa các trục, các tuyến, các nút giao thông để phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông.

“Thành phố cần có giải pháp phù hợp để kiểm soát chặt chẽ việc tăng dân số cơ học, trước mắt hạn chế điều chỉnh quy hoạch theo hướng tăng mật độ xây dựng các dự án, công trình nhà ở cao tầng trong phạm vi từ đường vành đai 3 vào trung tâm.

Tiếp tục kiến nghị Chính phủ sau khi thực hiện lộ trình di dời trụ sở các cơ quan, trường đại học ra khỏi nội đô thì bàn giao lại cho thành phố để ưu tiên đầu tư cho hạ tầng xã hội, công viên, cây xanh, không cấp phép dự án nhà ở theo đúng quy định của Luật Thủ đô. Sớm xây dựng các đề án quản lý hoạt động đối với taxi, xích lô… đảm bảo an toàn giao thông” - Báo cáo thẩm tra yêu cầu.

Mặc dù còn nhiều bất cập nhưng cuối cùng, “Chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông từ năm 2016 đến 2020” cũng được thông qua mà không một đại biểu nào có ý kiến phản đối.

Thiên Minh

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc