Châu Âu muốn "cấm cửa" vàng Nga
Ủy ban châu Âu (EC) vừa đề xuất các biện pháp trừng phạt Nga, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu vàng và kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng và xuất khẩu công nghệ tiên tiến với Moscow.
"Gói trừng phạt đưa ra một lệnh cấm nhập khẩu với vàng Nga, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu công nghệ cao. Quyết định này phù hợp với các lệnh trừng phạt của Liên minh châu ÂU (EU) và các nước công nghiệp phát triển (G7)", EC nhấn mạnh.
Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu trên không dễ dàng vì các quốc gia thuộc EU phải nhất trí thông qua. Dự kiến, đại sứ các nước sẽ gặp nhau trong 2 ngày là 18/7 và 20/7 để bàn bạc.
![]() |
Ủy ban châu Âu đề xuất cấm nhập khẩu vàng của Nga (Ảnh: Reuters). |
Theo Reuters, việc nhập khẩu vàng Nga thông qua nước thứ ba có thể bị ảnh hưởng. Khả năng cao, Brussels sẽ siết các lệnh trừng phạt bằng cách hạn chế hàng xuất khẩu sang Nga dùng vào mục đích quân sự, bao gồm hóa chất và máy móc.
Đồng thời, những người được coi là liên quan đến Điện Kremlin sẽ bị đưa vào danh sách đen, đóng băng tài sản và cấm đi lại.
Trước đó, 4 thành viên của G7 gồm Anh, Canada, Mỹ, Nhật Bản đã cấm nhập khẩu vàng Nga. Biện pháp trừng phạt này nhằm vào Moscow để phản ứng chiến sự ở Ukraine vì vàng là mặt xuất khẩu mang về nguồn thu lớn thứ hai cho Nga, chỉ sau năng lượng.
Nhà Trắng cho biết, Nga chiếm khoảng 5% tổng lượng vàng xuất khẩu trên thế giới trong năm 2020 và 90% lượng vàng từ Nga là xuất sang các nước G7. Năm 2021, vàng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Nga, đạt 15,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại đặt ra nghi ngờ về tác động của lệnh trừng phạt. Hồi tháng 3, sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng nổ, Hiệp hội Thị trường vàng thỏi London (LBMA) đã loại bỏ các nhà máy tinh chế vàng của Nga ra khỏi danh sách giao hàng.
Vào thời điểm đó, cơ quan này cũng thừa nhận, lệnh cấm không ảnh hưởng đến thị trường vàng toàn cầu vì sản lượng vàng từ Nga chủ yếu là trong nước.
Theo Dân trí
![]() |
![]() |
![]() |
-
Iran và Nga mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng
-
Nga tiếp tục trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào dầu khí
-
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Âu đạt mức cao kỷ lục
-
Châu Âu “rút vũ khí” đáp trả chính sách trợ cấp năng lượng của Mỹ
-
Cuba bắt đầu chấp nhận hệ thống thanh toán MIR của Nga
- Trung Quốc hiện mua bao nhiêu dầu thô của Nga?
- Nga - Trung đạt được thỏa thuận về đường ống dẫn khí Power of Siberia 2
- Nga và Trung Quốc ưu tiên tăng cường hợp tác kinh tế
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/3: EU vẫn bế tắc về chính sách khí thải
- Quy định mới về thuế chuyển nhượng bất động sản có gì đặc biệt?
- Thời của khối ngoại M&A bất động sản
- Fed nâng lãi suất thêm 0,25%, báo hiệu chu kỳ tăng lãi suất sắp kết thúc
- Giá xăng dầu hôm nay (23/3): Lo ngại suy thoái, khủng hoảng khiến giá dầu thô giảm mạnh
- Giá vàng hôm nay (23/3): Fed tăng lãi suất, tâm lý rủi ro lại khiến giá vàng phi mã, dự báo lên tới 2.500 USD/Ounce
- Sản lượng LNG của Nigeria vẫn thấp bất chấp cơn khát của châu Âu
- OPEC+ sẽ không thay đổi chính sách sản lượng bất chấp giá dầu lao dốc
- Phát hành thành công hơn 7 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản
-
Trung Quốc hiện mua bao nhiêu dầu thô của Nga?
-
Nga - Trung đạt được thỏa thuận về đường ống dẫn khí Power of Siberia 2
-
Nga và Trung Quốc ưu tiên tăng cường hợp tác kinh tế
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/3: EU vẫn bế tắc về chính sách khí thải
-
Quy định mới về thuế chuyển nhượng bất động sản có gì đặc biệt?