Carbon Tracker tố cáo các quỹ tài sản lớn đầu tư khủng vào nhiên liệu hóa thạch

10:00 | 10/05/2023

38 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo tổ chức phi chính phủ Carbon Tracker (Vương quốc Anh), mặc cho những tuyên bố tuân thủ cam kết về khí hậu, nhiều nhà quản lý tài sản vẫn đẩy mạnh tiếp xúc với lĩnh vực hóa thạch trong năm 2022, kể cả những thành viên của “Net Zero Asset Managers” (hội những nhà quản lý tài sản vì mục tiêu Net Zero - NZAM).
Carbon Tracker tố cáo các quỹ tài sản lớn đầu tư khủng vào nhiên liệu hóa thạch

Trong một nghiên cứu công bố vào ngày 9/5, Carbon Tracker tố cáo nhiều nhà quản lý tài sản trên khắp thế giới, chẳng hạn như Amundi của Pháp, đã góp phần đầu tư hơn 400 tỷ USD vào hoạt động của những doanh nghiệp khai thác hydrocarbon, mặc dù đã tuyên bố sẽ tuân thủ những cam kết về khí hậu.

Theo phân tích của nhóm tác giả, lấy tư cách làm cổ đông, nhiều công ty tài chính đã đổ tiền đầu tư vào cho 15 công ty tư nhân lớn trong lĩnh vực hydrocarbon, như BP của Vương quốc Anh, ExxonMobil của Mỹ hay TotalEnergies của Pháp. Theo Carbon Tracker, không có gã khổng lồ nhiên liệu hóa thạch nào đang có định hướng “phù hợp” với mục tiêu hạn chế nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Trong số những nhà quản lý có một vài tập đoàn của Mỹ, với khoản đầu tư lớn vào các công ty dầu khí. Tiêu biểu là gã khổng lồ BlackRock (với tài sản dầu khí có giá trị lên tới 116 tỷ USD trong năm 2022). Những tập đoàn tài chính khác như Amundi của Pháp (12 tỷ) cũng bị chỉ điểm. Các tác giả lưu ý, nhiều tổ chức trong số trên vẫn có tuyên bố chính thức về việc tuân thủ cam kết khí hậu, chủ yếu thông qua việc gia nhập nhóm NZAM.

NZAM đặt mục tiêu “hỗ trợ mục tiêu không phát thải khí nhà kính ròng vào năm 2050 hoặc sớm hơn, nhằm hạn chế nguy cơ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 1,5°C”. Trong số những thành viên có nhiều tổ chức tài chính khổng lồ như BlackRock, JPMorgan, UBS, Amundi, BNP Paribas và thậm chí là cả Lazard. Theo Carbon Tracker, chỉ riêng những thành viên NZAM đã rót gần 417 tỷ USD vốn đầu tư vào lĩnh vực dầu khí. Đây là tổng số tiền của 25 tập đoàn tài chính đang là thành viên của NZAM và có tiếp xúc nhiều nhất với lĩnh vực hydrocarbon.

Carbon Tracker cũng lưu ý, trong giai đoạn 2021-2022, nhiều quỹ tài sản trong số này đã tăng cường tiếp xúc với lĩnh vực hóa thạch, vì “cơn sốt” lợi nhuận của ngành trong bối cảnh chiến tranh Nga - Ukraine. Bà Maeve O'Connor - tác giả của báo cáo, cho biết: Tuy những thành viên của sáng kiến ​​NZAM “đã nói với thị trường rằng họ sẽ đầu tư cho phù hợp với mục tiêu của thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu” […], nhưng “đầu tư vào những công ty dầu khí là hành động không phù hợp với mục tiêu này. Họ đang mạo hiểm danh tiếng của mình với tư cách là những nhà quản lý tài sản có quan tâm đến vấn đề khí hậu”. Bà nói thêm: “Nhiều nhà đầu tư cũng sẽ đối mặt với rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn chuyển dịch năng lượng”, vì nhiều tài sản năng lượng hóa thạch sẽ có nguy cơ mất giá khi so với tài sản năng lượng sạch”.

Các ngân hàng châu Âu tiếp tục bơm hàng tỷ USD để phát triển dầu khíCác ngân hàng châu Âu tiếp tục bơm hàng tỷ USD để phát triển dầu khí
Indonesia cần những biện pháp quan trọng để phục hồi đầu tư vào thăm dò và phát triển dầu khíIndonesia cần những biện pháp quan trọng để phục hồi đầu tư vào thăm dò và phát triển dầu khí
Mỹ: Tranh cãi về việc có nên tăng tốc phát triển dầu khíMỹ: Tranh cãi về việc có nên tăng tốc phát triển dầu khí

Ngọc Duyên

AFP