Carbon Tracker: Các công ty dầu khí cần cắt giảm sản lượng để hạn chế rủi ro
Báo cáo cho biết, các Big Oil vẫn đang chi hàng tỷ USD cho khai thác dầu khí và các dự án mới. Tuy nhiên, những khoản đầu tư này không phù hợp với kịch bản nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 độ C được nêu trong Thỏa thuận Paris.
Các tác giả của báo cáo nói rằng, ngay cả nhóm Big Oil có cam kết không phát thải ròng, cũng đang đầu tư vào hoạt động khai thác hydrocarbon mới và như vậy là họ đang mạo hiểm với tương lai của những dự án này.
Mike Coffin, người đứng đầu bộ phận khai thác dầu khí tại Carbon Tracker nói: "Các công ty dầu khí đang đặt cược vào sự thành công của những nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu".
"Nếu họ tiếp tục đầu tư kinh doanh như bình thường, họ có nguy cơ lãng phí hơn một nghìn tỷ USD vào các dự án mà sẽ không có khả năng cạnh tranh trong một thế giới carbon thấp. Trong bối cảnh thế giới muốn ngăn chặn thảm họa khí hậu, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch cần phải giảm mạnh. Ngoài ra, các công ty và nhà đầu tư phải chuẩn bị cho một thế giới có giá nhiên liệu hóa thạch dài hạn thấp hơn và một ngành dầu khí quy mô nhỏ hơn, đồng thời nhận ra nguy cơ tài sản bị mắc kẹt mà điều này mang đến", ông Coffin cho hay.
Trước đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã kêu gọi tạm ngưng tất cả các hoạt động thăm dò dầu khí mới vào cuối năm 2021 nếu thế giới muốn thành công trong nỗ lực chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, không lâu sau đó, cơ quan này đã kêu gọi OPEC tăng sản lượng dầu khi giá tăng mạnh do nhu cầu dầu phục hồi mạnh mẽ.
Hầu hết các dự báo đều nhận thấy, đây chỉ là điều tạm thời, và về lâu dài, nhu cầu dầu sẽ không thể tránh khỏi sự sụt giảm khi thế giới chuyển sang các hệ thống năng lượng carbon thấp.
Carbon Trackers nhấn mạnh, ngành công nghiệp dầu mỏ cần phải lựa chọn giữa việc mạo hiểm để phần lớn tài sản của mình bị mắc kẹt hoặc giảm sản lượng một cách tự nguyện.
BP trên con đường tới Net-Zero | |
Sau tuần thất bại của các đại gia dầu khí, Total được ủng hộ nhờ chiến lược khí hậu | |
Báo động về sản lượng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030 |
Bình An
-
Hồ lớn nhất thế giới đang dần cạn
-
Tìm ra phương pháp tự đo lường carbon của các loài cây rừng ngập mặn
-
Cần luật hóa chi tiết các mục tiêu bảo vệ môi trường trong hoạt động điện lực
-
ADB: Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 17% vào năm 2070
-
Vì sao mưa lũ ngày càng nghiêm trọng?
-
Rủi ro sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi, nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước "cơn gió mạnh" từ Mỹ và Trung Quốc
-
Dư luận quốc tế trước những diễn biến nhanh chóng ở Hàn Quốc: Nga nói đáng lo ngại, Nhật Bản sốc, Mỹ "nhẹ nhõm" khi tình hình đỡ căng
-
Người Pháp đã thăm dò và khai thác vàng bạc ở Việt Nam như thế nào?
-
Kỳ I: A. Yakovlev - “Kiến trúc sư trưởng” công cuộc cải tổ nhằm xóa sổ Liên Xô khỏi bản đồ thế giới
-
Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc