Cập nhật tình hình các công ty dầu khí thế giới trong bối cảnh khủng hoảng

15:00 | 13/07/2020

|
(PetroTimes) - BP ký thỏa thuận cung cấp 300.000 tấn LNG/năm thời hạn 2 năm cho nhà phân phối độc lập ENN (Trung Quốc) qua terminal Dapeng LNG (BP nắm 30% cổ phần) do CNOOC điều hành.
cap nhat tinh hinh cac cong ty dau khi the gioi trong boi canh khung hoangTranh chấp lãnh thổ, xung đột quân sự trên thế giới đang tác động đến thị trường dầu khí toàn cầu (Kỳ 3)
cap nhat tinh hinh cac cong ty dau khi the gioi trong boi canh khung hoangOPEC dự báo tình trạng dư thừa dầu trong năm 2020
cap nhat tinh hinh cac cong ty dau khi the gioi trong boi canh khung hoang

Braxin

Trong tháng 6, Brazil xuất khẩu khoảng 5,59 triệu tấn dầu, tương đương 1,37 triệu bpd, giảm so với đỉnh điểm tháng 5 - 1,91 triệu bpd. Đáng chú ý, tỷ lệ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng lên 88% so với 67% hồi tháng 5. Trong 6 tháng đầu năm 2020, do thị phần nhập khẩu Trung Quốc đã giảm từ 80% xuống còn 58% so với cùng kỳ năm 2019 do nước này bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Petrobras chuyển hướng xuất khẩu sang Malaysia, Netherland, Tây Ban Nha, Ấn Độ và Bồ Đào Nha. Sản lượng khai thác của Brazil tháng 5 khoảng 2,75 triệu bpd, giảm 6,5% so với tháng 4 và sẽ tiếp tục giảm trong quý 3 do kế hoạch bảo trì các giàn khoan ngoài khơi.

BP

BP đầu tư 1 tỷ USD mua 49% cổ phần liên doanh Reliance BP Mobility Limited (RBML) với tập đoàn Reliance Industries hoạt động trong lĩnh vực phân phối nhiên liệu thương hiệu Jio-BP. RBML đặt mục tiêu trở thành công ty bán lẻ xăng dầu hàng đầu thị trường Ấn Độ, dự báo số lượng ôtô tại đây sẽ tăng gấp 6 lần trong 20 năm tới. Hiện Ấn Độ có khoảng 65.000 trạm xăng, RMBL sở hữu 1.400 trạm, có kế hoạch tăng lên 5.500 trạm trong vòng 5 năm. Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu Ấn Độ đang phục hồi nhanh, trong tháng 6 đã lên tới 16,29 triệu tấn, tăng 11% so với tháng 5, tuy nhiên, vẫn thấp hơn 7,9% so với cùng kỳ năm 2019 (gần tương đương tốc độ phục hồi toàn cầu), trong đó, diesel chiếm 6,3 triệu tấn.

BP ký thỏa thuận cung cấp 300.000 tấn LNG/năm thời hạn 2 năm cho nhà phân phối độc lập ENN (Trung Quốc) qua terminal Dapeng LNG (BP nắm 30% cổ phần) do CNOOC điều hành. ENN là nhà phân phối khí đốt có trụ sở tại Quảng Đông, ngoài BP, công ty đang có hợp đồng mua LNG với Total 2,65 triệu tấn/năm, Chevron, Origin & Woodside 1 triệu tấn/năm. Ngoài ENN, BP đang cung cấp LNG cho CNOOC theo hợp đồng dài hạn 1,5 triệu tấn/năm.

Hàn Quốc

Korea Energy Economics Institute (KEEI) dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Hàn Quốc trong năm 2020 giảm 1%, tương đương 9 triệu thùng so với năm 2019 xuống còn 923 triệu thùng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong 5 tháng đầu năm 2020, nhu cầu đã giảm giảm 3,2% xuống còn 373 triệu thùng (6 triệu bpd), phần lớn do nhu cầu giao thông vận tải giảm mạnh 5,9% cả năm và 11% trong 5 tháng đầu năm xuống còn 623.000 bpd (113 triệu thùng), trong đó, nhu cầu tiêu thụ xăng máy bay giảm 39% xuống còn 65.000 bpd. Nhìn chung, tổng nhu cầu năng lượng Hàn Quốc năm 2020 sẽ giảm 1,4% xuống còn khoảng 299 triệu tấn dầu quy đổi, trong đó khí đốt tăng 1%, than giảm 7,7%. Đây là năm thứ 2 liên tiếp nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại Hàn Quốc giảm liên tiếp, năm 2019 đã giảm 1,3% xuống 303,5 triệu tấn dầu quy đổi.

Các nhà máy lọc dầu Hàn Quốc giảm nhập khẩu dầu thô WTI, tăng nhập dầu nhẹ biển Bắc do mức giá hấp dẫn. Trong tháng 5, Hàn Quốc nhập gần 2,1 triệu thùng Forties (Anh) và 1,15 triệu thùng siêu nhẹ Na Uy, đồng thời giảm 35,7% khối lượng nhập khẩu WTI so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn 7,4 triệu thùng. Trong quý 2, mức chiết khấu giữa dầu Forties (CFR Bắc Á) và WTI Magellan East Houston (giao hàng ở châu Á) ở mức trung bình 1,94 USD/thùng. Đồng thời, chênh lệch giữa Brent và dầu tiêu chuẩn Trung Đông Dubai cũng giảm xuống mức âm 1,09 USD/thùng sau khi KSA, ADNOC liên tục tăng giá bán từ tháng 5.

Mexico

Mexico tuyên bố chấm dứt thực hiện cam kết OPEC+, bắt đầu tăng sản lượng từ tháng 7. Trong khuôn khổ OPEC+, Mexico đã cắt giảm 100.000 bpd từ tháng 4 đến hết tháng 6.

Mexico sẽ thiết lập mô hình đối tác nhà nước - tư nhân đầu tiên giữa tập đoàn dầu khí Pemex và Talos Energy Offshore (Mỹ) để phát triển mỏ dầu Zama, theo quyết định của chính quyền tổng thống tiền nhiệm, Talos Energy có thể sở hữu tới 60% trữ lượng. Tuy nhiên, bằng cách tạo ra mô hình phát triển mới, Pemex có tham vọng xem xét lại tỷ lệ phân chia và nắm quyền kiểm soát mỏ Zama trong bối cảnh trữ lượng các mỏ đang khai thác dần cạn kiệt.

Viễn Đông