Canon - "Sự tức giận" của Samurai!

09:50 | 13/08/2021

307 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Cho đến sau này, khi xem lại lịch sử ra đời và phát triển của Canon, nhiều chuyên gia cho rằng công ty Nhật Bản là đặc trưng của hình tượng những chiến binh Samurai của đất nước mặt trời mọc.

Sự tuân thủ kỷ luật và chiến thuật, sự kỹ lưỡng trong những bước phát triển, sự can đảm và một niềm tin mãnh liệt đã đem lại thành công cho một trong những “gã khổng lồ” toàn cầu thị trường về máy ảnh, máy quay phim, máy in và các sản phẩm quang học trên thế giới ngày nay.

Trụ sở chính của Canon tại Nhật Bản.
Trụ sở chính của Canon tại Nhật Bản.

Khởi nghiệp từ “sự tức giận”…

Tuy nhiên, khởi đầu của họ rất khiêm tốn: một xưởng nhỏ bên đường ở Tokyo, nơi một người tên là Goro Yoshida sửa chữa máy ảnh chuyển động và máy chiếu.

Vốn là một người thích mày mò, quan tâm đến hoạt động bên trong của máy móc, Yoshida đã bị mê hoặc bởi những chiếc máy ảnh 35mm của các nhà sản xuất Leica và Contax của Đức, cụ thể là Leica Model II và Contax Model 1, được phát hành lần lượt vào năm 1932 và 1933. Cặp đôi mang tính biểu tượng, vào thời điểm đó, được coi là những chiếc máy ảnh 35mm tốt nhất trên thị trường và có mức giá “cắt cổ” để phù hợp với danh tiếng hoành tráng của chúng.

Chiếc máy ảnh 35mm của các nhà sản xuất Leica và Contax của Đức, cụ thể là Leica Model II.
Chiếc máy ảnh 35mm Leica Model II của nhà sản xuất máy ảnh Leica.

Háo hức muốn khám phá những bí mật về hoạt động bên trong của nó, Yoshida đã tháo lắp chiếc Leica và vô cùng ngạc nhiên: “Tôi chỉ tháo rời chiếc máy ảnh mà không có bất kỳ kế hoạch cụ thể nào, chỉ đơn giản là để xem xét từng bộ phận. Tôi thấy không có vật phẩm đặc biệt nào như kim cương bên trong đó. Các bộ phận được làm từ đồng thau, nhôm, sắt và cao su. Tôi rất ngạc nhiên khi những vật liệu rẻ tiền này được ghép lại với nhau thành một chiếc máy ảnh, nhưng nó lại có một cái giá cắt cổ. Điều này khiến tôi tức giận”.

Bắt đầu từ giấc mơ và sự tức giận của những người sáng lập, Goro Yoshida và Saburo Jachida, những người đam mê máy ảnh nghiệp dư. Họ mơ ước tạo ra những chiếc máy ảnh có chất lượng tốt nhất có thể so sánh được với sản phẩm của người Đức.

Năm 1933, Goro Yoshida cùng với anh rể của mình, Saburo Uchida và một người khác, Takeo Maeda, thành lập “Phòng thí nghiệm Dụng cụ Quang học Chính xác”, mục đích là để tiến hành nghiên cứu sâu hơn về máy ảnh. Một năm sau, kết quả nghiên cứu của họ là một sản phẩm mang tên “The Kwanon”, được đặt theo tên nữ thần nhân từ của Phật giáo.

Chiếc máy ảnh mang tên “The Kwanon”, được đặt theo tên nữ thần nhân từ của Phật giáo.
Chiếc máy ảnh mang tên “The Kwanon”, được đặt theo tên nữ thần nhân từ của Phật giáo.

Sau đó, vào năm 1937, trên cơ sở phòng thí nghiệm đã được thành lập, công ty cổ phần Precision Optical Industry đã ra đời. Công ty khởi nghiệp được thành lập bởi Takeshi Mitarai, Goro Yoshida, Saburo Uchida và Takeo Maeda. Nhưng bốn người sáng lập thiếu tiền để mua các thiết bị cần thiết, họ đã sản xuất một chiếc máy ảnh có ống kính từ công ty Nikon Corporation. Điều thú vị là sau này, Canon và Nikon là đối thủ không đội trời chung.

Thành công ban đầu trên thị trường trong nước dẫn đến việc Canon nhanh chóng tiến ra thị trường nước ngoài. Điều đáng chú ý là thời điểm này, Nhật Bản đang chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ II, họ đã thắt chặt nhập khẩu, nhờ đó Canon dễ dàng hơn rất nhiều trong việc chinh phục thị trường trong nước.

Nhưng chiến lược của Canon là gì?

Kể cả từ những năm 1940, Canon đã có những sự đổi mới và tầm nhìn được thể hiện trong từng sản phẩm của công ty. Những chiếc máy ảnh X Ray đầu tiên được Canon sản xuất vào năm 1940 mang trong mình một khái niệm đột phá gọi là “ống kính zoom trường” đã được hãng giới thiệu, làm cả thế giới phải trầm trồ.

Chiếc máy ảnh X Ray gián tiếp đầu tiên được Canon sản xuất vào năm 1940.
Chiếc máy ảnh X Ray đầu tiên được Canon sản xuất vào năm 1940 mang đến sự đột phá lớn.

Đến đầu Thế chiến II, Canon trở thành một trong những công ty lớn nhất ở Nhật Bản. Họ đã thực hiện một số biện pháp mang tính cách mạng không phải là đặc trưng của quản lý Nhật Bản thời đó. Đầu tiên, Canon tuyển dụng những nhà quản lý có thể đảm nhận vị trí cao trong công ty, dựa trên thực tế rằng những người này không có bất kỳ mối quan hệ nào với ban lãnh đạo, mà dựa trên những kỹ năng chuyên môn của họ.

Và có một điều rất khác ở Canon, khi so sánh với đối thủ của họ là nhà sản xuất máy ảnh lâu đời Nikon, đó là việc các nhóm nghiên cứu của họ không bao giờ dừng lại ở các ý tưởng và chỉ tập trung vào việc chế tạo máy ảnh. Thay vào đó, họ bắt đầu đa dạng hóa sản xuất các sản phẩm khác nhau.

Thương hiệu này bắt đầu tạo ra những sản phẩm đáng chú ý thu hút sự chú ý của toàn bộ nền văn minh. Một trong số những sản phẩm đáng kể đó, bao gồm máy ảnh Canon7 vào năm 1961, máy tính đầu tiên của Nhật Bản Canola 130 và Canon Pellix, máy ảnh phản xạ ống kính đơn (SLR) đầu tiên.

Canon luôn cho thấy sự tin tưởng vào những phát minh mang tính đột phá. Với tư duy vượt trội áp dụng cho tương lai, thương hiệu bắt đầu phát triển cả về kinh doanh và sự công nhận. Rất nhiều sản phẩm của Canon bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Công ty luôn là người đầu tiên tung ra một cái gì đó mới và tiên tiến. Máy in phun đầu tiên được giới thiệu bởi Canon đã thay đổi cách thức hoạt động in ấn.

Máy in phun đầu tiên được giới thiệu bởi Canon đã thay đổi cách thức hoạt động in ấn.
Máy in phun đầu tiên được giới thiệu bởi Canon đã thay đổi cách thức hoạt động in ấn.

Không dừng ở đó, thương hiệu này bắt đầu dần chú ý đến thị trường máy quay video kỹ thuật số vào cuối những năm 90. Sự ra mắt phi thường của Canon SLR Line thực tế đã thay đổi khía cạnh nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Máy ảnh Digital single lens reflex – DSLR (Máy ảnh phản xạ ống kính đơn) của Canon là dòng máy ảnh tốt nhất hiện nay trên toàn thế giới, với những bức ảnh tuyệt vời chứa đầy những chi tiết nâng cao.

Cuối cùng, đã đến lúc cho những bước đi lớn hơn, táo bạo hơn. Vào tháng 2 năm 2014, công ty bắt đầu mua lại Molecular Imprints tại Texas, một nhà phát triển hệ thống in thạch bản nano với số tiền được phỏng đoán là 98 triệu USD. Sau đó, năm 2015, Canon đã mạnh tay mua lại Axis Communications AB, hãng sản xuất thiết bị giám sát của Thụy Điển với mức 23,6 tỷ Kronor Thụy Điển (2,8 tỷ USD).

Cho đến nay, Canon tiếp tục vượt qua ranh giới trong việc theo đuổi sự hoàn hảo của họ. Sản xuất máy ảnh chất lượng là một quá trình thích ứng liên tục và không ngừng phát triển. Trong hơn 80 năm, Canon đã trở thành lựa chọn hàng đầu của các nhiếp ảnh gia từ nghiệp dư cho đến những người chuyên nghiệp.

Canon tại Việt Nam

Canon có mặt tại Việt Nam từ đầu những năm 1980 thông qua các nhà phân phối được uỷ quyền của hãng. Trong gần 20 năm qua, Canon đã thành lập 4 nhà máy sản xuất và công ty Canon Marketing Việt Nam. Trong đó, công ty Canon Marketing Việt Nam hoạt động dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của nhóm Canon Marketing Châu Á và công ty Canon Singapore, trụ sở chính của Canon tại cả khu vực Nam và Đông Nam Á.

Một nhà máy của Canon ở Việt Nam.
Một nhà máy của Canon ở Việt Nam.

Tại Việt Nam, Canon chú trọng vào các sản phẩm hình ảnh, trong đó chúng ta đã khá quen thuộc với các sản phẩm như máy DSLR EOS, các máy ngắm chụp PowerShot, máy in,… Ngoài ra Canon cũng có một số sản phẩm dùng trong lĩnh vực truyền hình.

Riêng trong lĩnh vực nhiếp ảnh, tại Việt Nam, phong trào này đã được hội nhập từ rất lâu, thậm chí trước cả thế chiến thứ hai, dưới chế độ Pháp thuộc. Tuy nhiên, phong trào nhiếp ảnh nghệ thuật vẫn chưa thực sự được chú ý cho đến khi cố nghệ sỹ nhiếp ảnh nổi tiếng Võ An Ninh cho xuất bản bộ ảnh "Nạn Đói 1945", tạo tiền đề cho sự phát triển nền nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam bởi tính mới mẻ và tinh thần phản ánh hiện thực sâu sắc.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Khởi động cuộc thi “Công nghệ trí tuệ Canon Chie-Tech” năm 2021Khởi động cuộc thi “Công nghệ trí tuệ Canon Chie-Tech” năm 2021
Thủ tướng: Dự án công nghiệp Vùng KTTĐ Bắc Bộ mới dừng lại ở gia công, lắp rápThủ tướng: Dự án công nghiệp Vùng KTTĐ Bắc Bộ mới dừng lại ở gia công, lắp ráp
Những bức ảnh tuyệt đẹp của người mù màuNhững bức ảnh tuyệt đẹp của người mù màu