Cần hình sự hóa hành vi trốn đóng Bảo hiểm xã hội
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó tập trung vào vấn đề làm thế nào để giải quyết tình trạng nợ và trốn đóng BHXH ở các doanh nghiệp đang ngày càng tăng cao.
|
Đóng BHXH tại BHXH TP HCM |
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, để khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ BHXH, Luật BHXH mới đã trao cho cơ quan BHXH chức năng thanh tra chuyên ngành về vấn đề này.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng đánh giá rằng, công tác thanh tra sẽ không dễ dàng vì hiện tượng trốn đóng, nợ đọng BHXH hiện nay rất phức tạp.
Một đại biểu tỉnh Bình Dương chia sẻ, có doanh nghiệp FDI ở tình này nợ BHXH đến hàng chục tỷ đồng nhưng người chủ đã tẩu tán tài sản và trốn về nước. Tiền lương của người lao động mà doanh nghiệp này nợ thì tỉnh phải gánh chịu; còn người lao động sẽ chịu thiệt về khoản BHXH.
Tương tự, ông Nguyễn Đăng Tiến, Phó giám đốc BHXH TPHCM cho biết, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2015, nợ BHXH ở TPHCM đã hơn 2.000 tỷ đồng. Có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp nợ BHXH cơ quan bảo hiểm kiện ra tòa, tòa tuyên án nhưng doanh nghiệp không thi hành án được vì không có tiền. Như vậy quyền lợi của người lao động sẽ được bảo vệ như thế nào, ai bảo vệ?
Để khắc phục tình trạng này, theo ông Tiến, điều quan trọng nhất hiện nay là cần hoàn thiện cơ chế pháp lý để xử lý các hiện tượng nợ đọng, trốn BHXH. Và có thể nên hình sự hóa để tăng tính răn đe.
Đồng quan điểm trên, nhiều đại biểu tham dự hội thảo cũng đồng thuận cho rằng, nếu các hành vi trốn đóng BHXN không được hình sự hóa thì rất khó có thể xử lý hiệu quả.
P.V
Năng lượng Mới
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng