Bừng sáng Tây Trường Sơn

07:25 | 29/01/2019

265 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Dẫu còn đó những vất vả và những thiếu hụt cần thiết, nhưng rõ ràng cuộc sống của bà con nơi đây đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, đấy chính là lời của những người dân Vân Kiều, Pah Cô mà tôi đã gặp trên các nẻo đường vào thôn bản. Theo con đường dốc gập gềnh bên triền núi, tôi như đang đi giữa mùa Xuân và nhìn ngắm những vườn đồi, vườn nhà xanh tốt đang làm nên sự bất tận của núi non và cảm nhận ra rằng, tất cả bình nguyên, núi rừng này sẽ thuộc về sự cần mẫn, lòng dũng cảm và ý chí của người dân nơi đây. 
Bừng sáng Tây Trường Sơn

Công ty Điện lực Quảng Trị chú trọng công tác áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác sửa chữa lưới điện

Chúng tôi ngược đường số 9 lên Hướng Hoá vào một ngày cuối năm trong cơn mưa phùn, rét ngọt. Đường số 9- con đường Liên Á vốn dĩ đã tấp nập, nay lại càng đông vui hơn bởi những dòng người và xe cộ ngược xuôi mua sắm Tết. Khe Sanh - cái chảo lửa trong những năm chiến tranh nay đã trù phú xanh tươi với những cây chủ lực như hồ tiêu, cà phê; cây ăn quả các loại... Từ Khe Sanh, xe chúng tôi tiếp tục ngược Quốc lộ số 9 đến ngã ba Tân Long để vào Trung tâm vùng Lìa- vùng có 8 xã đặc biệt khó khăn ởTây Trường Sơn của huyện Hướng Hóa. Khác với con đường đất đỏ bụi mù trước đây, tỉnh lộ 586 giờ đã được nhựa hóa phẳng lì, êm thuận, ngầm qua suối La La giờ cũng được xây cầu bê tông dự ứng lực kiên cố, vì vậy chỉ chưa đầy 30 phút, chúng tôi đã đến được nơi cần đến. Mặc dù đang có cuộc họp với Bộ đội Biên phòng và Điện lự Khe Sanh để bàn chương trình vui Tết Kỷ hợi và đón Xuân 2019, nhưng anh Hồ Cu Đa, Phó Chủ tịch UBND xã A Túc - xã Trung tâm của Vùng Lìa vẫn dành thời gian tiếp chúng tôi.

Anh cho biết: Vùng Lìa có 8 xã, bao gồm xã Thuận; xã Thanh; Hướng Lộc; A Xing; A Túc; xã Xi; A Dơi và Pa Tầng với trên 90% dân số là đồng bào Dân tộc Vân Kiều và Pah Cô. Đây là vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh Quảng Trị, là một trong những nơi tập kết lực lượng và vũ khí cho chiến dịch giải phóng Khe Sanh năm 1968, nên đã bị bom đạn tàn phá rất nặng nề, vì vậy cuộc sống của bà con vốn dĩ đã khó khăn lại càng khó khăn thêm. Nhưng kể từ khi được hưởng chính sách 135; 134 của Chính phủ thì vùng Lìa đã đổi thay đáng kể, đặc biệt là kể từ khi có công trình lưới điện và trạm biến áp 35 kV do Thủ tướng Chinh phủ tặng năm 2001, thì cuộc sống của bà conthực sựkhởi sắc, đã cơ bản xóa hết hộ đóivà giảm dần những hộ nghèo, nhờ vậy mànhững ngày lễ lớn,hay Tết đến Xuân về bà con lại náo nức chào đón rất vui tươi và đầm ấm.

Có điện, bà con các dân tộc từng bước làm quen với nền văn minh, đặc biệt là đã xóa được tập quánquãng canh theo lối “phát, cốt, đốt trỉa; chọc lỗ bỏ hạt”, biết ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thâm. Có thể nói, điện về vùng sâu, vùng xa đã thực sự đã tiếp sức cho những cuộc đời lam lũ vươn lên thoát cảnh đói nghèo.Ông Ăm Em, ở thôn Húc, xã A Túc phấn khởi khoe với chúng tôi, nhờ có điện nên ông đã mua mày bơn nước tưới cho cây trồng và đầu tư 30 triệu đồng muamáy xay xát để vừa phục vụ gia đình, vừa làm dịch vụ, mỗi mùa cũng thu thêm được năm, bảy triệu đồng.Còn anh Pả Meng, ở bản 7 xã Thuận thì đầu tư sắm máy gò hàn, thu nhập tuy không cao, nhưng lại có việc làm ổn định thường xuyên.

Thực hiện chương trình “Điện khí hóa nông thôn”, Công ty Điện lực Quảng Trị đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho khoa học- kỹ thuật, đãcải tạo và nâng cấp các tuyến dường dây trung áp và hạ áp; đã lắp đặt thêm các trạm biến áp trung gian nhằm giảm tối đa mức tổn thất điện năng, đảm bảo vận hành liên tục, an toàn.Với nhiệm vụ là quản lý vận hành và kinh doanh bán điện cho tất cả các khách hàng trên địa bàn huyệncùng với 03 xã của huyện Đakrôngvà huyện Sêpôn - tỉnh Savằn Nakhệt của nước bạn Lào, Điện lực Khe Sanh thường xuyên duy trì công tác kiểm tra, bảo dưỡng, chăm sóc khách hàng và vận động người dân sử dùng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả, với phương châm lấy phục vụ khách hàng làm tiêu chí phấn đấu.Trên đoạn đường dài hàng chục cây số từ ngã ba Tân Long vào các xã A Túc; xã Thuận; Pa Tầng... tôi đã tận mắt nhìn những công nhân trong bộ đồ màu cam ướt đẫm mồ hôi đang miệt mài với công việc phát quang tuyến hành lang, kiểm tra sửa chữa các tuyến đường dây; thay những chuỗi sứ... để đảm bảo cho dòng điện được nối mạch liên tục và an toàn.

Thấy chúng tôi chăm chú nhìn anh em làm việc, anh Nguyễn Thắng, Giám đốc Điện lực Khe Sanh, bộc bạch: “Vất vả thế đã thấm tháp gì, có lúc đang đêm chỉ vì hỏng một cái tắc te, hay bị chuột cắn đoạn giây làm cho mất điện thế là bà con lại gọi, mà bà con đã gọi là phải đi ngay. Nếu ở thành phố, thị xã hay đồng bằng thì không nói làm gì, đằng này là rừng núi, đèo dốc, đường vừa xấu vừa xa, trời nắng ráo thì còn đỡ, chứ gặp trời mưa thì khổ hết chỗ nói, thế nhưng anh em vẫn sẵn sàng lên đường và luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.Có lẽ vì vậy mà khi tiếp xúc với bà con dân tộc Vân Kiều, Pah Cô ở đây, chúng tôi cảm nhận được những ánh mắt, những nụ cười của họ dành cho những người thợ điện thật là trìu mến và tin tưởng. Không tin tưởng sao được- khi mà “núi rừng đã có điện thay sao”, khi mà chính những người thợ điện đang ngày đêm vừa hướng dẫn bà con dùng điện an toàn hiệu quả vừa là người bảo vệ và gìn giữ để nguồn sáng của Cách mạng không bao giờ tắt.

Làm việc với chúng tôi, ông Trần Đức Trung, Chủ tịch UBMTTQ huyện Hướng Hóa cho biết: “Là huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh về đất đai, có 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau là Đông Trường Sơn, Tây Trường Sơn và Á đông Tây Trường Sơn, lại có hai mùa mưa nắng rõ rệt, thế nhưng bao nhiêu năm Hướng Hóa vẫn chìm trong cơn khát, đó là khát vốn và khát khoa họckỹ thuật.Để bước ra khỏi cơn khát này,thì cùng với việc “Điện đi trước một bước”,là huyện đã có chính sách ưu đãi để kêu gọi, thu hút đầu tư và liên doanh liên kết với bên ngoài, đồng thời phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn Đảng bộ nhằm phát huy tính năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, đểkhai thác và phát huy mạnh mẽ mọi yếu tố, mọi tiềm năng của huyện và sức mạnh tổng hợp của nhân dân".

Điều này được chứng minh rất rõ khi nhìn vào toàn cảnh bức tranh kinh tếxã hội của Hướng Hóa, đó là đại đa số nhân dân đã phấn khích với công cuộc lập vườn, tạo thành một màu xanh bạt ngàn trên khắp bình nguyên với các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có gí trị kinh tế cao. Cũng từ phong trào này, đến nay toàn huyện đã có 4.100 héc ta cây cà phê để mỗi năm thu về trên 150 tỷ đồng; 2.300 héc ta cây ăn quả gồm xoài, vải, chôm chôm, chuối. Và chỉ tính riêng 1.000 héc ta chuối- nhất là chuối Thiên thanh chín vào dịp Tết, mỗi năm cũng cho thu hoạch trên 40 tỷ đồng. Một trong những bước đột phá táo bạo và thành công nhất của Hướng Hoá đó là đưa cây sắn KM 94 vào sản xuất. Đến nay toàn huyện đã có trên 3.650 héc ta, với sản lượng mỗi năm 73.528 tấn mang lại nguồn thu trên 60 tỷ đồng. Như vậy, cùng với cà phê, hồ tiêu, cao su và các loại cây ăn quả khác, thì cây sắn KM 94 đã thực sự trở thành cây xoá đói giảm nghèo của bà con Vân Kiều, Pah Cô ở vùng tây Trường Sơn.

Đứng bên vườn cà phê chín mọng sắp đến ngày thu hoạch, anh Pả Ký ở bản 7, xã Thuận không giấu nổi niềm vui: "Tất cả nhà cửa, xe cộ đều nhờ vào 3 héc cà phê này đấy". Không riêng gì Pả Ký, mà phần lớn người dân Hướng Hóa đều xem cây cà phê là một nguồn lợi quan trọng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống trên mọi phương diện, là một trong những phương án chủ lực để đưa kinh tế miền núi lên một tầm vóc mới. Khác với Tây Nguyên, cây cà phê trồng ở Hướng Hóa không phải tưới nước, bởi trong lòng đất đỏ ba zan ở đây không chỉ có nước, mà còn có cả mùi hương. Có lẽ vì vậy mà chất lượng cà phê ở Hướng Hóa khó nơi nào sánh được- đặc biệt là cà phê chè. Chẳng thế mà cà phê của Hướng Hóa sản xuất ra bao nhiêu được tiêu thụ hết bấy nhiêu bởi những khách hàng sành điệu và khó tính ở các nước Châu Âu. Cũng chính nhờ cà phê mà con đường đến lớp của các em nhỏ người Vân Kiều, Pah Cô được ngắn lại, rộng thêm và bằng phẳng hơn. Rồi những trường học, trạm xá, những cành ăng ten cao vút, những mái nhà ngói đỏ nhiều thêm và đặc biệt là không còn tâm lý trông chờ, ỷ lại.

Một minh chứng sống động nhất, đó là giờ không còn dấu vết trơ trọi, hoang sơ của thời bom rơi, đạn nổ, của những cánh rừng trơ trụi vì hóa chất độc và bom Napan. Thay vào đó là ngô; sắn; chuối; tiêu; cà phê cao su và các loại cây ăn quả, cây công nghiệp đang đua nhau vươn dậy bên những cánh rừng già, rừng tái sinh tạo nên một màu xanh trùng điệp làm bừng sáng Tây Trường Sơn.

P.S

EVN bổ nhiệm Kế toán trưởng
Khoa học công nghệ là nền tảng giúp EVNHCMC nâng cao độ tin cậy cung cấp điện
EVN đảm bảo cấp nước đúng yêu cầu của ngành Nông nghiệp
Thanh toán tiền điện “nhanh chóng – hiệu quả - an toàn”
Đầu tư xây dựng của EVN năm 2018: Duy trì tốc độ cao

  • el-2024
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps