Bỏng nặng vì xóa xăm bằng laser

08:57 | 05/12/2018

523 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Chị Đỗ Thị Q. ở Thanh Hoá vừa phải nhập viện Đức Giang vì bỏng độ 3 vùng cẳng chân trái sau khi tiến hành xoá xăm bằng laser.  
bong nang vi xoa xam bang laserHà Nội: Hai người bị bỏng nặng sau tiếng nổ lớn trước quán cà phê
bong nang vi xoa xam bang laserGiận vợ, đổ xăng đốt nhà khiến 3 người bị bỏng nặng
bong nang vi xoa xam bang laserBỏng nặng da đầu vì uốn tóc

Bệnh viện đa khoa Đức Giang vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị bỏng nặng vùng cẳng chân trái, chảy dịch, loét rộng và sâu lộ gân cơ đau nhiều sưng phù cẳng chân, bàn chân, sưng lan lên đùi. Bệnh nhân được chẩn đoán bỏng độ 3 vùng cẳng chân trái.

bong nang vi xoa xam bang laser
Chân của bệnh nhân trước và sau khi xóa xăm

Khai thác tiền sử bệnh, chị cho biết, cách đây vài ngày, chị có đến một thẩm mỹ viện tư nhân để xóa vết xăm bằng laser ở cẳng chân trái. Nhưng trong quá trình xóa xăm, bệnh nhân bị bỏng laser nhưng vì không thấy rát nên không đến bệnh viện. Chỉ đến ngày hôm sau khi chỗ bỏng phồng rát, đỏ, chị mới quay lại thẩm mỹ viện đã xóa xăm cho chị thì tại đây nhân viên “chỉ định” cho chị dùng kháng sinh và bôi thuốc mỡ tetracycline.

Bác sĩ Đồng Thanh Thiện, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ cho hay: “Vùng cẳng chân bệnh nhân đã có những vùng hoại tử, da thâm đen, loét chảy dịch lẫn máu. Nếu không vào viện điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ hoại tử nặng có thể lan sau gây viêm xương cẳng chân và ảnh hưởng chức năng vận động và thẩm mỹ vùng cẳng chân".

Tại bệnh viện, chị Q. đã được thay băng, bôi thuốc mỡ bỏng (bạc), điều trị tiêm truyền chống viêm, bù dịch. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân nếu ổn định, vết bỏng không sưng, chảy dịch ít sẽ xuất viện.

Theo bác sĩ Thiện, xóa xăm bằng laser là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Cơ chế của phương pháp này là dùng laser để phá vỡ sự liên kết giữa các phần mực xăm trên da để nó thẩm thấu vào da sau được đào thải ra ngoài bằng đường bài tiết tự nhiên.

Bác sĩ Thiện khuyến cáo, người dân nên tìm hiểu kỹ cơ sở trước khi đến xóa xăm. Đó phải là cơ sở có uy tín, có chuyên môn y tế… Trường hợp xóa hình xăm lớn thì nên xóa thành nhiều lần, không nên xóa một lần và khi có dấu hiệu bất thường, phải đi bệnh viện ngay.

Bác sĩ Thiện cũng đề cập thêm, do xăm là thủ thuật xâm lấn, dùng vật sắc nhọn như kim, đưa chất mực vào trong da của bệnh nhân. Bởi vậy, xăm rất dễ gây nhiễm trùng nếu thực hiện trong môi trường không vô trùng. Thậm chí còn lây nhiễm viêm gan B, HIV, các khuẩn liên cầu tụ… nếu xăm chung kim. Do đó, đối với việc lựa chọn cơ sở xăm cũng phải thật cẩn thận với tiêu chí người thực hiện có chuyên môn, nghiệp vụ…

Nguyễn Bách