Bộ trưởng Tài chính nói về xử lý cán bộ thuế, hải quan “dính” tiêu cực
Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời báo giới bên hành lang Quốc hội chiều nay (28/5), sau vụ việc nghi nhận hối lộ tại Cục Hải quan và Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh vừa qua.
Người đứng đầu ngành tài chính cho biết, xử lý cán bộ “dính” tiêu cực không phải chỉ khi xảy ra sự vụ mới giải quyết. Trước hết là giải pháp phòng ngừa, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều năm qua, từ xây dựng pháp luật tới các văn bản hướng dẫn luật.
“Trong xây dựng pháp luật, các luật pháp của tài chính thì việc rất quan trọng của nó là phải đổi mới về phương thức quản lý, trước là tiền kiểm, bây giờ là hậu kiểm. Cái thứ 2, gắn với nó là cải cách thủ tục hành chính, việc này rất quan trọng. Cái thứ 3, chúng tôi làm thường xuyên lâu nay là vấn đề hiện đại hóa toàn ngành. Tiền kiểm sang hậu kiểm, hiện đại hóa toàn ngành” - ông Đinh Tiến Dũng nói.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời phỏng vấn chiều 28/5 |
Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho rằng bây giờ thuế, kê khai kể cả chi tiêu ngân sách, thu nợ thuế, kể cả thông quan đều là điện tử. Phải nhìn thẳng vào một sự thực như thế. Cùng với nó trong quản trị, quản lý nội bộ là tăng cường các kỷ luật, kỷ cương trong ngành được triển khai rất đồng bộ.
“Như vấn đề luân phiên, luân chuyển vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng thì chúng tôi làm từ năm 2014. Bình thường một năm trên dưới 10.000 lượt cán bộ phải chuyển đổi vị trí công tác. Quy định rõ ràng, vị trí nào 2 năm, 3 năm, 4 năm là phải chuyển đổi. Đó là việc rât thường xuyên” - ông Đinh Tiến Dũng dẫn chứng.
Khẳng định những nội dung nêu trên là giải pháp tiền đề rất quan trọng, tuy nhiên Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng thông tin trong quá trình triển khai công tác, khi sự cố xảy ra và quá trình thanh tra, kiểm tra cũng đã phát hiện, xử lý cũng nhiều, đặc biệt là dư luận xã hội phản ánh ra thì mình cũng đã phải tập trung vào làm dứt điểm, xử lý nghiêm.
“Tôi cho rằng mình có làm thế nào chăng nữa, cố gắng rồi, nhưng để tuyệt đối thì cũng khó và phải còn tiếp tục nữa, tiếp tục đào tạo cán bộ, sắp xếp tổ chức bộ máy. Đó là vấn đề tạo ra hệ thống có thể nói tương đối hoàn chỉnh để mình làm theo nhiệm vụ công tác, yêu cầu công tác” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay.
Về vấn đề Tổng kiểm toán nhà nước đánh giá ngành thuế, hải quan thiếu chặt chẽ, thanh kiểm tra ngành thuế, hải quan cho thấy hoạt động chưa hiệu quả, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng không phủ nhận và cho rằng đó là hiện tượng vẫn còn tồn tại .
Ông Dũng dẫn giải như việc chi tiêu ngân sách, theo quy định của Luật Ngân sách thì có các cấp ngân sách Trung ương, địa phương, trong địa phương có tỉnh, huyện, xã. Trong các cấp ngân sách này thì đều có Hội đồng Nhân dân, đều có thẩm quyền về ngân sách hết.
“Khi có xảy ra sự cố ở đâu thì trước hết chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm về quyết định chi tiêu” - ông Dũng khẳng định và cho biết thêm với vai trò là Bộ trưởng Tài chính ông cũng có trách nhiệm.
Cùng đó, ông Dũng cũng thông tin, việc chi tiêu ngân sách có thanh tra, kiểm tra, giám sát, có các ngành chức năng khác chứ không riêng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Tài chính. Vì vậy, việc kiểm toán ngành thuế, hải quan chưa hiệu quả phải nó rõ ràng trách nhiệm, rõ ràng phân cấp, thẩm quyền, quyền và trách nhiệm.
Theo Dân trí
Minh Tùng
-
P4G 2025: Việt Nam khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi tài chính xanh
-
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số
-
Nghiên cứu, sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách nhà nước
-
Hoàn thuế GTGT tăng 8% so với cùng kỳ
-
Đề xuất các giải pháp huy động vốn qua quỹ đầu tư nước ngoài
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025