Bitcoin gây ô nhiễm môi trường như thế nào?

06:50 | 24/02/2018

1,730 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 10-12-2017, Bitcoin, một loại tiền mới đã lên sàn giao dịch chứng khoán tại Chicago. Nhưng thay vì bàn về lợi ích của loại tiền ảo này, người ta lại đề cập nhiều hơn đến các tác động tiêu cực của nó đối với môi trường. Vậy, Bitcoin có thật sự là đồng tiền gây ô nhiễm môi trường không?

Bitcoin chính xác là gì?

Bitcoin là một loại tiền được mã hóa, có nghĩa là tiền ảo được bảo vệ bởi rất nhiều mã truy cập khác nhau, mà các mã này có biểu tượng hình chữ B được đánh dấu bằng hai đường sổ dọc giống biểu tượng của đồng đôla. Bitcoin không có giá trị thực sự tại bất kỳ quốc gia nào và vì vậy nó không có giá trị pháp lý và cũng như không được quy đổi tương đương như các loại tiền tín dụng khác. Đối với mỗi giao dịch được thực hiện bằng Bitcoin, dù cho là bán hay mua, thì người dùng cũng phải giải quyết các phương trình toán học rất lớn và phức tạp.

bitcoin gay o nhiem moi truong nhu the nao
Bitcoin gây ô nhiễm môi trường như thế nào?

Bằng cách làm như vậy, các ngân hàng không thể can thiệp vào các giao dịch bằng bitcoin. Bên cạnh đó, để nhận được sự tin tưởng từ người dùng, loại tiền ảo này cũng đưa ra một loại sổ sách kế toán minh bạch và công khai. Loại sổ sách đó người ta gọi đó là “blockchain”.

Từ khi khái niệm về đồng tiền được mã hóa ra đời vào năm 2009, rất nhiều loại tiền tương tự Bitcoin cũng được phát hành thử nghiệm. Nhưng không có loại tiền ảo nào thực sự nhận được sự quan tâm và biết đến trên phạm vi toàn cầu như đồng Bitcoin nổi tiếng này. Hơn thế nữa, đây là hệ thống đầu tiên nhận được sự bảo vệ của cuốn sổ cái Blockchain đáng tin cậy, ngay cả khi nó thường xuyên bị tin tặc tấn công.

Bitcoin gây ảnh hưởng xấu đến môi trường như thế nào?

Bitcoin là một loại tiền ảo đòi hỏi nhiều sự can thiệp từ con người và trên hết là từ máy tính. Khi bạn thực hiện một giao dịch, giả sử như bạn mua một chiếc áo, bạn sẽ thực hiện thanh thoán bằng thẻ tín dụng, séc hoặc tiền mặt. Giao dịch này sẽ được xác minh bởi người bán trước, đôi khi là bằng một chiếc máy, nhưng trên hết là có sự xác minh của bên thứ ba là từ ngân hàng.

bitcoin gay o nhiem moi truong nhu the nao
Một máy tính “khủng” dùng để “đào” Bitcoin

Nhưng trong trường hợp của Bitcoin, việc giao dịch bằng Bitcoin sẽ do hàng triệu người dùng kiểm tra và xác minh về tính hợp lệ của giao dịch. Các bước kiểm tra này không phải do ngân hàng thực hiện mà bởi tất cả những người đã tạo nên Blockchain và bởi những người gọi là “thợ đào” Bitcoin.

Đây là lý do vì sao chúng ta gọi đây là đồng tiền phân quyền, vì loại tiền này không do ngân hàng hay bất kỳ một thực thể cố định nào, mà do vô số người dùng máy tính. Trong các giao dịch, mỗi thợ “đào” Bitcoin sẽ nhận được phần trăm hoa hồng để trả công cho sự tham gia của họ.

Chỉ riêng việc lưu trữ các giao dịch của đồng Bitcoin đã đòi hỏi mức tiêu thụ năng lượng trung bình hằng năm là 30,14 tỉ kWh/h, tương đương với sản lượng hằng năm của 4 nhà máy điện hạt nhân, nhưng cũng có thể nhiều hơn thế.

Nhưng nếu như hàng triệu máy tính cùng kết nối với nhau, thì mức tiêu thụ năng lượng là rất lớn… Vì vậy trang web Quell Energie từng khuyến cáo người dùng máy tính nên theo dõi việc tiêu thụ năng lượng trong hệ thống máy tính của họ và cảnh báo họ về các nguy hiểm của đồng Bitcoin.

Để giảm mức tiêu thụ năng lượng, các máy mô phỏng của chúng tôi sẽ giúp đánh giá miễn phí mức tiêu thụ năng lượng trong nhà bạn và sẽ đưa ra các giải pháp thích hợp giúp bạn tiết kiệm năng lượng.

Bitcoin gây ô nhiễm cho hành tinh của chúng ta

Để kiếm được Bitcoin sau đó đổi ra tiền thật, người dùng không ngại đầu tư vào các máy tính với công suất ngày càng lớn. Chỉ trong vài tháng, các công ty quyết định đặt cược hết tất cả vào Bitcoin bằng cách trang bị những máy móc chuyên dụng, có khả năng tính toán đáng kinh ngạc và được tối ưu hóa để xử lý dữ liệu hay nói cách khác là “đào” Bitcoin. Điều đó gây thêm các rủi ro về sự gian lận và bất ổn định trên thị trường, đây cũng là mặt tối thật sự của đồng Bitcoin.

Một nghiên cứu được thực hiện và đăng trên trang Digiconomist, trang web chuyên nghiên cứu và đánh giá về các tác động sinh thái của đồng Bitcoin, đã công bố các số liệu đáng báo động. Chỉ riêng việc lưu trữ các giao dịch đã đòi hỏi mức tiêu thụ năng lượng trung bình hằng năm là 30,14 tỉ kWh/h, tương đương với sản lượng hằng năm của 4 nhà máy điện hạt nhân, nhưng cũng có thể nhiều hơn thế.

Sự hoạt động liên tục của tất cả các máy tính để giải quyết các thuật toán phức tạp, sẽ dẫn đến mức tiêu thụ điện vượt quá 42 Twh, tương đương 0,19% mức tiêu thụ điện trên toàn thế giới. Mỗi ngày trang web Digiconomist đăng các dự liệu được số hóa và các ví dụ minh họa để cảnh báo người tiêu dùng biết về vấn đề này.

Ngày 17-1-2018, mức tiêu thụ năng lượng của đồng tiền mã hóa này đã bằng với mức năng lượng tiêu thụ năng lượng của nước Peru.

Mỗi ngày, các thợ “đào” Bitcoin mới sẽ tham gia vào quá trình xác minh các giao dịch và thêm chúng vào Blockchain. Điều này không những làm tăng nhu cầu sản xuất điện mà còn làm tăng lượng phát thải khí cacbon.

Phương thức giao dịch này cũng dẫn đến việc ra đời rất nhiều công ty tại những quốc gia có giá điện rẻ nhất. Trong khi một số hệ thống Blockchain đang ngày càng phát triển, thì sự phát triển của đồng Bitcoin và các đồng tiền ảo khác lại gây ra nguy hiểm cho môi trường.

Theo Tạp chí kinh tế Capital (Pháp), Bitcoin chỉ là 1 trong khoảng 1.380 loại tiền ảo đang lưu hành trên mạng ngoài phạm vi điều chỉnh của các ngân hàng trung ương.

Trang web CoinMarketCap đã lập danh mục 10 loại tiền ảo tăng trưởng tốt hơn hết trong năm 2017: Ripple (tỷ lệ tăng trưởng 36.018%), NEM (29.842%), ardor (16.809%), stellar (14.441%), dash (9.265%), ethereum (9.162%), golem (8.434%), binance coin (8.061%), litecoin (5.046%), omiseGO (3.315%). Trong danh mục này hoàn toàn không có Bitcoin. Bitcoin chỉ đứng hạng 14 trong bảng tổng sắp năm 2017 với tỷ lệ tăng trưởng 1.318%.

Tính đến ngày 3-1-2018, mức vốn hóa của toàn bộ các đồng tiền ảo đã vượt trên 700 tỉ USD, tăng 20 lần so với đầu năm 2017.

S.Phương