Báo Nhật Bản khẳng định quyền chủ quyền của Việt Nam tại khu vực Bãi Tư Chính
![]() |
Nhà giàn DK1/11 trên vùng biển thềm lục địa phía Nam Việt Nam. (Nguồn: TTXVN) |
Bài viết khẳng định, dù xem xét dưới góc độ nào của luật pháp quốc tế, Bãi Tư Chính cũng hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vì vậy, việc tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc hoạt động tại khu vực này đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam.
Bài báo nhấn mạnh: Bãi Tư Chính cách bờ biển Trung Quốc hơn 600 hải lý và rõ ràng nằm ngoài EEZ và thềm lục địa của Trung Quốc, trong khi nằm hoàn toàn trong EEZ của Việt Nam. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã cố tình vi phạm luật pháp quốc tế khi cho rằng khu vực này thuộc quyền chủ quyền của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “đường 9 đoạn” - đã bị Tòa trọng tài quốc tế (PCA) bác bỏ năm 2016 trong vụ kiện của Philippines.
Bài báo cho rằng Trung Quốc đã vi phạm 5 nguyên tắc do chính nước này cùng các nước ASEAN công nhận, gồm tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng và cùng có lợi; chung sống hòa bình.
Cuối cùng, bài báo kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hành động vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông để đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực.
Theo Báo Quốc tế
![]() |
![]() |
![]() |
-
Trung Quốc điều thêm tàu đến đá Ba Đầu, Bộ Ngoại giao phản đối
-
Bị phạt 60 triệu đồng vì phát hành bản đồ không có quần đảo của Việt Nam
-
Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
-
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam
-
Bài 2: Án ngữ “trái tim” Đông Nam Á, chiếm nguồn dầu khí Biển Đông
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025
-
Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh
-
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số
-
Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn việc sáp nhập, trình Trung ương trước tháng 5