Bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều 3/10, về việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố bãi Tư Chính "là lãnh thổ của Bắc Kinh", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lập tức bác bỏ.
![]() |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng |
Bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, lập trường của Việt Nam đã được nêu rõ trong phát biểu của người phát ngôn phía Việt Nam ngày 12/9/2019 vừa qua, rằng khu vực mà Trung Quốc gọi là bãi Vạn An nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định từ các thực thể đất liền phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Bà Hằng nhắc lại, đây hoàn toàn không phải là khu vực biển có tranh chấp hoặc có chồng lấn.
“UNCLOS 1982 cũng như thực tiễn xét xử vừa qua đã khẳng định rõ điều này” – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lưu ý.
![]() |
Vị trí bãi Tư Chính của Việt Nam (dấu đỏ). Đồ họa: Google Maps. |
Cũng tại buổi họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết nhóm tàu thăm dò Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc tiếp tục mở rộng hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và đã có giao thiệp với Trung Quốc. Việt Nam một lần nữa yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay, rút toàn bộ nhóm tàu trên ra khỏi vùng biển Việt Nam và không để tái diễn các vi phạm tương tự.
"Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, các quyền lợi hợp pháp ở Biển Đông theo các biện pháp mà luật pháp quốc tế cho phép", bà Hằng nhấn mạnh.
Anh Hải
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025
-
Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh
-
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số
-
Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn việc sáp nhập, trình Trung ương trước tháng 5