Bản tin Năng lượng xanh: Cuộc đua các tuabin gió 'siêu cỡ'

15:04 | 15/04/2022

275 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Những năm gần đây ​​các công ty như GE, Vestas và Siemens Gamesa Renewable Energy đã công bố kế hoạch phát triển các tuabin gió khổng lồ. Các tuabin khổng lồ được thiết kế vào thời điểm các quốc gia trên thế giới đang có kế hoạch mở rộng công suất năng lượng gió. Bên cạnh đó, quy mô tuyệt đối của các tuabin này có thể đặt ra một số thách thức từ trung đến dài hạn cho ngành năng lượng điện gió.
Bản tin Năng lượng xanh: Cuộc đua các tuabin gió 'siêu cỡ'
Tuabin Haliade-X, thế hệ tuabin gió siêu cỡ mới sẽ được lấp đặt trong tương lai. Ảnh:Peter Boer/Bloomberg/Getty Images.

Một số dự án với các tuabin siêu cỡ để thu nhiều năng lượng hơn

Trong một tương lai không xa, vùng biển cách Martha's Vineyard 15 dặm sẽ là nơi phát triển một phần tiềm năng quan trọng trong tương lai năng lượng của Mỹ. Dự án Vineyard Wind 1 công suất 800 megawatt được mô tả là trang trại gió ngoài khơi quy mô thương mại đầu tiên của Mỹ. xây dựng từ năm ngoái và sẽ sử dụng phiên bản 13 MW của tuabin Haliade-X của GE Renewable Energy. Với chiều cao lên tới 260 mét (853 feet), đường kính cánh quạt là 220 mét và cánh quạt 107 mét, Haliade-X là một phần của thế hệ tuabin mới sẽ được lắp đặt trong những năm tới.

Ngoài GE, các công ty khác cũng đang tham gia vào hoạt động tuabin lớn. Tháng 8/2021, MingYang Smart Energy của Trung Quốc đã phát hành chi tiết về một thiết kế tuabin cao 264 mét, sẽ sử dụng các cánh quạt dài 118 mét.

Ở châu Âu, công ty Vestas của Đan Mạch đang xây dựng tuabin 15 megawatt có đường kính cánh quạt là 236 mét và cánh quạt dài 115,5 mét trong khi Siemens Gamesa Renewable Energy đang phát triển một tuabin kết hợp các cánh quạt dài 108 mét và đường kính cánh quạt là 222 mét.

Khi nói đến chiều cao, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE) cho biết các tháp tuabin “đang trở nên cao hơn để thu được nhiều năng lượng hơn, vì gió thường tăng khi độ cao tăng”. Đường kính cánh quạt lớn hơn cũng không chỉ để trưng bày, DOE lưu ý rằng chúng “cho phép các tuabin gió quét nhiều diện tích hơn, thu được nhiều gió hơn và sản xuất nhiều điện hơn”.

Bản tin Năng lượng xanh: Cuộc đua các tuabin gió 'siêu cỡ'
Một tàu chuyên chở tuabin giớ siêu cỡ. Ảnh: Andrew Matthews/Pa Images/Getty Images.

Nghiên cứu từ Rystad Energy cho biết từ năm 2010 đến năm 2021, các tuabin lớn hơn 8 MW chỉ chiếm 3% tổng lượng lắp đặt toàn cầu, nhưng tỷ lệ đó được dự báo sẽ tăng lên 53% vào năm 2030.

Nâng cấp tàu chuyên chở, cơ sở hạ tầng cảng biển

Martin Lysne, nhà phân tích cấp cao về các giàn khoan và tàu tại Rystad Energy, cho biết khi các tuabin nhỏ hơn, việc lắp đặt có thể được đảm nhiệm bởi đội tàu tuabin gió ngoài khơi thế hệ đầu tiên hoặc các tàu nâng kích được chuyển đổi từ ngành dầu khí. Với việc các nhà khai thác tiếp tục ưa chuộng các tuabin lớn hơn, để đáp ứng nhu cầu Lysne cho biết sẽ cần thế hệ tàu đóng mới có mục đích chuyên lắp đặt tuabin gió. Những tàu chuyên dụng này không hề rẻ. Ví dụ, công ty Dominion Energy của Mỹ đang xây dựng tổ hợp tàu Charybdis dài 472 foot, trị giá khoảng 500 triệu USD và có thể lắp đặt các tuabin hiện tại và các tuabin thế hệ tiếp theo có công suất 12 MW trở lên.

Trong tương lai sẽ cần nhiều tàu hơn các tàu như Charybdis khi các tuabin siêu cỡ phát triển. Theo phân tích của Rystad Energy, “Trong số các tàu được xây dựng theo mục đích hiện tại, chỉ có một số đơn vị có thể lắp đặt tuabin 10 MW+ và không đơn vị nào hiện có thể lắp tuabin 14 MW +”. “Điều này sẽ thay đổi vào năm 2025 khi các tàu đóng mới bắt đầu được chuyển giao và các tàu hiện có được nâng cấp cần cẩu”.

Tháng 5 năm ngoái, báo cáo của cơ quan công nghiệp WindEurope cho biết các cảng của châu Âu sẽ phải đầu tư 6,5 tỷ Euro (khoảng 7,07 tỷ USD) vào năm 2030 để “hỗ trợ việc mở rộng trang trại gió ngoài khơi”.

Báo cáo đã đề cập đến thực tế mới về các tuabin lớn hơn và tác động của thực tiễn này đối với các cảng biển và cơ sở hạ tầng. Các cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp hoặc xây dựng hoàn toàn mới để có thể tiếp nhận các tuabin lớn hơn và thị trường lớn hơn. WindEurope cho biết các cảng cũng sẽ cần mở rộng đất đai, củng cố các bến cảng, tăng cường các bến cảng biển sâu và thực hiện các công trình dân dụng khác./.

Thanh Bình