Bản tin Năng lượng Quốc tế 11/6: Nga kéo dài lệnh cấm bán dầu
![]() |
Ảnh: PetroTimes |
1. Tính đến đầu giờ sáng nay 11/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 64,63 USD/thùng - giảm 0,43%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 66,55 USD/thùng - giảm 0,48%.
Trước đó, kết thúc phiên giao dịch ngày 10/6, giá dầu Brent giảm 0,17 USD/thùng, xuống còn 66,87 USD/thùng; giá dầu WTI giảm 0,31 USD/thùng, xuống còn 64,98 USD/thùng.
2. Ả Rập Xê-út đang chuẩn bị tham gia vào một cuộc chiến giá dầu kéo dài với các đối thủ của mình, chuyên gia hàng hóa hàng đầu của Bank of America (BofA) nói với Bloomberg.
Theo Francisco Blanch, giám đốc nghiên cứu hàng hóa của BofA, cuộc chiến giá dầu đang diễn ra sẽ "dài và nông", thay vì "ngắn và dốc" khi Vương quốc này cố gắng giành lại thị phần đã mất, đặc biệt là từ các nhà khai thác đá phiến của Mỹ.
3. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gia hạn lệnh cấm bán dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga cho những người mua tuân thủ mức giá trần do phương Tây áp đặt, kéo dài lệnh hạn chế đến hết năm 2025.
Sắc lệnh có hiệu lực lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2023, cấm các công ty Nga xuất khẩu dầu cho các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài theo hợp đồng có giá trần 60 USD một thùng do G7 và EU áp đặt.
4. Theo chỉ thị của Chính phủ Nhật Bản, công ty lọc dầu Taiyo Oil đã mua một lô dầu thô Sakhalin của Nga để đảm bảo sản lượng ổn định của nhà máy LNG cung cấp khí đốt cho Nhật Bản.
Nhật Bản đã ngừng nhập khẩu dầu thô từ Nga vào đầu năm 2023, nhưng có một miễn trừ đặc biệt từ Mỹ - hiện hết hạn vào ngày 28/6/2025 - để nhập khẩu dầu thô từ dự án Sakhalin-2.
5. Khi nhu cầu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc tăng chậm lại, các công ty khí đốt trong nước đang vận động chính quyền tăng số lượng nhà máy điện chạy bằng khí đốt, điều mà họ coi là động lực tăng trưởng chính trong tương lai.
Nhu cầu khí đốt của Trung Quốc tăng trưởng yếu đi trong những năm gần đây trong bối cảnh mở rộng công nghiệp chậm lại, cũng như năng lượng tái tạo bùng nổ và tiếp tục phụ thuộc vào than trong lĩnh vực sản xuất điện.
Bình An
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/6: Châu Á muốn có thêm các nguồn cung dầu dài hạn từ Trung Đông
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 20/6: Trung Quốc nới lỏng xuất khẩu đất hiếm
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 19/6: Iran tăng cường xuất khẩu dầu thô
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/6: "Chảo lửa" Trung Đông khiến Brent tăng vọt 5%
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 17/6: Sản lượng dầu của OPEC không đạt mục tiêu
-
Nguy cơ tê liệt Hormuz: Hồi chuông báo động hay đòn tâm lý?
-
Những yếu tố nào chi phối thị trường dầu khí thế giới tuần qua?
-
Căng như dây đàn: Nga, Trung kêu gọi ngừng bắn, LHQ họp khẩn vì Iran
-
Nước nào chịu thiệt hại đầu tiên khi giá dầu khí tăng mạnh vì căng thẳng Israel–Iran?
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 23/6: Châu Á muốn có thêm các nguồn cung dầu dài hạn từ Trung Đông