Ðẩy mạnh áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào sản xuất
Cùng với đó, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được đẩy mạnh, giúp làm lợi hàng nghìn tỷ đồng. Ðơn cử, kể từ năm 2012 đến nay, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có gần 1.800 sáng kiến, sáng chế được công nhận là sáng kiến cấp cơ sở với số tiền làm lợi hơn 7.347 tỷ đồng; 61 sáng kiến cấp Tập đoàn được công nhận với tổng số tiền làm lợi hơn 3.587 tỷ đồng. Trong đó, năm 2018, Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro đã có 108 sáng kiến được áp dụng, làm lợi cho doanh nghiệp (DN) hơn 10 triệu USD.
Tổng công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP) tiếp nhận 12 đơn đăng ký sáng kiến, đã công nhận ba sáng kiến và ba giải pháp hữu ích với tổng số tiền làm lợi khoảng 35,8 triệu USD. Tương tự, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã có 1.083 đề tài, giải pháp được áp dụng và làm lợi cho các đơn vị, DN gần 70 tỷ đồng.
Các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật luôn được các ngành quan tâm, cổ vũ, góp phần tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng vẫn tồn tại một số vướng mắc, khó khăn. Ðơn cử như vấn đề cơ chế chính sách chưa hoàn chỉnh của hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá xây dựng đã gây cản trở tiến độ, hiệu quả của các dự án. Một số dự án do áp dụng cơ chế đặc thù, siết chặt quản lý, thanh quyết toán, do đó nếu gói thầu nào "nằm ngoài" quy định cho dù mang lại hiệu quả cũng rất khó được triển khai và thanh toán. Ðiều này đã hạn chế sức sáng tạo của người lao động. Mặt khác, một số cải tiến kỹ thuật vẫn chưa đạt đúng tầm, chưa áp dụng được các thành tựu khoa học - kỹ thuật để nâng cao chất lượng của sáng kiến, dẫn đến mức làm lợi chưa đạt hiệu suất cao nhất.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra, tác động không nhỏ tới mọi lĩnh vực. Do đó, việc làm chủ khoa học - công nghệ, đổi mới tư duy, cải tiến kỹ thuật để tạo ra giá trị gia tăng luôn là vấn đề quan trọng trong sản xuất, kinh doanh, và cũng là một trong những điều kiện then chốt để cải thiện, nâng cao đời sống của người lao động. Chính vì vậy, ngoài việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm pháp luật để giúp DN yên tâm phát triển, các ngành sản xuất, trong đó có ngành dầu khí cần tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức và quản lý sáng kiến, sáng chế, cải tiến kỹ thuật. Chỉ định cán bộ có năng lực phụ trách và kiểm tra thực hiện công việc thường xuyên để thúc đẩy phong trào, có chính sách ưu tiên cho công tác triển khai ứng dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Trong đó, cần tận dụng ưu thế từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, từng bước đưa công tác quản lý sáng kiến, sáng chế vào nền nếp. Ðồng thời, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ, hoàn thiện và đưa vào thử nghiệm các ý tưởng sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh. Từ đó, giúp DN phát triển ổn định, bền vững.
Theo Báo Nhân dân
![]() |
![]() |
![]() |
-
Venezuela tăng mạnh xuất khẩu dầu sang Trung Quốc
-
Công ty nào dẫn đầu trong lĩnh vực thăm dò dầu khí năm 2025?
-
Giới đầu tư dầu khí "thoát hiểm" trong xung đột Iran - Israel?
-
Nếu Shell thâu tóm BP sẽ tác động gì tới giá dầu khí thế giới và đầu tư năng lượng?
-
TotalEnergies mở rộng hiện diện tại châu Á qua bước tiến mới ở Malaysia
-
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
-
Tin tức kinh tế ngày 3/7: Tăng trưởng GDP quý II cao nhất trong gần 20 năm
-
Phát động Giải thưởng Sao Đỏ 2025: Khẳng định vai trò doanh nhân trẻ đối với nền kinh tế
-
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít
-
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 16 luật, pháp lệnh mới được thông qua