Algeria phản đối mức trần giá khí đốt của EU

08:05 | 23/12/2022

522 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Algeria, nhà xuất khẩu khí đốt hàng đầu ở châu Phi, nơi đã định vị mình là đối tác năng lượng đáng tin cậy của Lục địa già kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, tin rằng "cách tiếp cận đơn phương" của Liên minh châu Âu có thể đe dọa các khoản đầu tư vào lĩnh vực năng lượng.
Algeria phản đối mức trần giá khí đốt của EU

Ngày 21 tháng 12, Algeria bày tỏ sự phản đối của nước này đối với mức trần giá khí đốt tự nhiên do Liên minh Châu Âu (EU) quyết định hai ngày trước đó, cho rằng "cách tiếp cận đơn phương" này có thể tác động tiêu cực đến thị trường.

“Algeria không ủng hộ ý tưởng hạn chế giá khí đốt. Đó là một bước đơn phương sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường”, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Algeria, Mohamed Arkab (ảnh), tuyên bố bên lề Ngày Năng lượng Algeria-Đức lần thứ tư.

“Thị trường khí đốt cởi mở, minh bạch, không hạn chế và không phân biệt đối xử là rất cần thiết. Sự phát triển của các khoản đầu tư được dựa trên khuôn khổ pháp lý minh bạch, không phân biệt đối xử được hỗ trợ bởi các chính sách năng lượng, tài chính và môi trường rõ ràng ở cả các quốc gia tiêu thụ khí đốt và các quốc gia trung chuyển”, ông nói thêm.

Vào thứ Hai, ngày 19 tháng 12, Bộ trưởng Năng lượng của 27 quốc gia thành viên EU đã đạt được thỏa thuận về việc hạn chế giá khí đốt. Cơ chế trần giá, dự kiến ​​sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 2 năm 2023, quy định việc cấm giao dịch trên thị trường bán buôn Rotterdam TTF nếu giá khí vượt quá 180 euro mỗi megawatt giờ (MWh) trong ba ngày liên tiếp. Mức giá này cao hơn mức hiện tại (khoảng 115 euro/MWh), nhưng thấp hơn nhiều so với mức giá đạt được vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa hè năm ngoái (350 euro/MWh).

Để đảm bảo rằng hệ thống này không làm nản lòng các nhà cung cấp năng lượng cho các quốc gia khác sẵn sàng trả nhiều tiền hơn, Bộ trưởng Bộ Năng lượng của 27 quốc gia đã quyết định rằng sự khác biệt giữa TTF và giá khí tự nhiên hóa lỏng thế giới phải được cao hơn 35 euro.

Algeria, nơi có trữ lượng khí đốt tự nhiên đã được chứng minh lên tới gần 2.400 tỷ m3, cung cấp khoảng 11% lượng khí đốt tiêu thụ ở châu Âu. Quốc gia Bắc Phi này là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu châu Phi và thứ 7 trên thế giới.

Ngoài Algeria, Nga là quốc gia xuất khẩu khí đốt đầu tiên phản ứng với thỏa thuận đạt được giữa các bộ trưởng năng lượng châu Âu. Chỉ vài giờ sau khi công bố thỏa thuận này, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã lên án "một quyết định không thể chấp nhận được", nó thể hiện "sự vi phạm quy trình hình thành giá của thị trường".

EU nghiên cứu hạ hơn nữa mức trần giá khí đốtEU nghiên cứu hạ hơn nữa mức trần giá khí đốt
Các bộ trưởng EU thống nhất về mức trần giá khí đốtCác bộ trưởng EU thống nhất về mức trần giá khí đốt

Nh.Thạch

AFP