Ai đang phá hoại đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu?
![]() |
Bản đồ lộ trình hai đường ống khí đốt Nord Stream 1 và Nord Stream 2 |
Cho đến lúc này, các nước có liên quan hầu như đều dùng đến từ ngữ “nước ngoài” để gọi thủ phạm vụ phá hoại, nhưng không xác định rõ đó là nước nào. Hôm 29/9, Nga cho biết họ nghi ngờ có bàn tay nước ngoài trong vụ phá hoại 2 đường ống Nord Stream. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nhận định: “Rất khó mà tưởng tượng ra rằng một hành động khủng bố như vậy có thể diễn ra mà không có sự tham gia của một nhà nước”.
Trước Nga, vào hôm 28/9, Thụy Điển và Phần Lan cũng nghi có sự dính líu của một thế lực ngoại quốc vào vụ phá hoại. Trong lúc cơ quan tình báo Thụy Điển (Sapo) “không loại trừ việc một cường quốc nước ngoài” liên can đến vụ việc, thì Ngoại trưởng Phần Lan cũng nhận định: “Quy mô của hành động quan trọng đến mức chắc chắn phải có một tác nhân chính phủ đứng phía sau”.
![]() |
Cảnh mặt biển sủi bọt ở ngoài khơi bờ biển đảo Bornholm (Đan Mạch), ghi nhận ngày 27/9/2022, sau nhiều vụ rò rỉ bất thường trên hai đường ống dưới Biển Baltic dẫn khí từ Nga sang Đức |
Một số giả thuyết về cách thức các thủ phạm thực hiện vụ phá hoại đã được báo chí nêu ra, từ việc cho người nhái xuống đặt chất nổ, cho thả mìn từ một chiếc tàu trên mặt nước, cho đến việc dùng các phương tiện tối tân hơn, như tàu lặn tự hành hay loại thiết bị ROV điều khiển từ xa.
Theo các chuyên gia, nơi tiến hành vụ phá hoại có độ sâu 70 mét dưới mặt biển, dù không phải là vấn đề ngoài tầm với của một quân đội chuyên nghiệp, nhưng đó là một công việc phức tạp, không dễ thực hiện. Ông Lion Hirth, giáo sư tại Trường Hertie ở Berlin, được AFP dẫn lời xác nhận: “Làm hỏng hai đường ống dẫn khí đốt dưới đáy biển là một công việc nặng nề, vì vậy rất có thể có sự can dự của một tác nhân nhà nước”.
![]() |
Theo các chuyên gia, vụ phá hoại có độ sâu 70 mét dưới mặt biển là một công việc phức tạp, không dễ thực hiện |
Câu hỏi đặt ra là tác nhân nhà nước nào có đủ năng lực kỹ thuật để tiến hành vụ phá hoại?
Các nước đang đổ tội cho nhau. Ukraine nói Nga có thể làm vụ này nhưng Kiev chỉ cáo buộc suông mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.
Dù không nêu tên Nga trong vụ này, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Morten Bodskov vào hôm 28/9 cũng nói đến việc “Nga có sự hiện diện quân sự quan trọng ở Biển Baltic”.
Trước những cáo buộc vô căn cứ này, Moscow đã nhắc lại rằng chính khí đốt của Nga đã bị thất thoát ra khỏi đường ống bị rò rỉ, trong lúc tập đoàn Nga Gazprom có liên quan chặt chẽ đến các đường ống. Hiện Nga đã cho mở cuộc điều tra về vụ phá hoại này, coi đây là một hành động khủng bố quốc tế.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Nga cam đoan duy trì cung cấp khí đốt cho Hungary
-
Quy hoạch hệ thống xăng dầu, khí đốt phải bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế
-
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 30/3/2023
-
Giữa khủng hoảng, mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu bị yêu cầu đóng cửa
-
Nhịp đập thị trường năng lượng ngày 29/3/2023
-
Vì sao Liên Hợp Quốc từ chối điều tra vụ nổ đường ống Nord Stream?
- Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?
- VEC bố trí vốn đối ứng Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
- Đến năm 2050, Hải Phòng đặt mục tiêu trở thành thành phố hàng đầu châu Á
- Khánh Hòa đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030
- Nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử
- Việt Nam hoan nghênh các Quỹ đầu tư, Tập đoàn của Ả Rập Xê-út đến đầu tư
- Vì sao Liên Hợp Quốc từ chối điều tra vụ nổ đường ống Nord Stream?
- Sửa đổi tên và thời hạn Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh
- Kéo dài thời gian thực hiện Dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng
- Phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới
- EU lên kế hoạch ngăn chặn nhập khẩu LNG từ Nga
-
Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?
-
VEC bố trí vốn đối ứng Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
-
Đến năm 2050, Hải Phòng đặt mục tiêu trở thành thành phố hàng đầu châu Á
-
Quy hoạch hệ thống xăng dầu, khí đốt phải bảo đảm sự chủ động, ổn định về nguồn cung năng lượng cho nền kinh tế
-
Khánh Hòa đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030