ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức 6,0% trong năm 2024
Tham dự buổi họp báo có ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam; ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia kinh tế trưởng ADB Việt Nam; ông Đặng Hữu Cự - Cán bộ đối ngoại; cùng đại diện các cơ quan báo chí, truyền thông.
Đoàn Chủ tịch điều hành buổi họp báo |
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Shantanu Chakraborty - Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam cho biết, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bất chấp những bất ổn trên toàn cầu. Sự phục hồi ổn định đạt được do sản xuất công nghiệp cải thiện và thương mại gia tăng mạnh mẽ.
Lĩnh vực công nghiệp tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng, khi cầu bên ngoài đối với các mặt hàng điện tử xuất khẩu chủ lực góp phần gia tăng sản xuất. Kinh tế Việt Nam phục hồi cũng được hỗ trợ bởi sự khôi phục của các ngành dịch vụ và sản lượng nông nghiệp ổn định. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước còn yếu và triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn khó khăn làm tăng thêm những bất ổn về kinh tế.
Lạm phát ở Việt Nam dự báo tăng nhẹ ở mức 4% trong 2 năm 2024 và 2025, mặc dù căng thẳng địa chính trị, bao gồm các cuộc xung đột ở Trung Đông và Nga - Ukraine có thể tác động tới giá dầu và có khả năng gia tăng lạm phát. Chính sách tiền tệ của Việt Nam dự kiến tiếp tục tập trung vào 2 mục tiêu ổn định giá cả và hỗ trợ tăng trưởng, mặc dù không gian chính sách vẫn tồn tại một số hạn chế.
Ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia kinh tế trưởng ADB Việt Nam phát biểu tại họp báo. |
Ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia kinh tế trưởng ADB Việt Nam cho biết, trong nửa đầu năm 2024, kim ngạch thương mại của Việt Nam phục hồi nhanh chóng, xuất khẩu tăng 14,5% so với năm ngoái trong khi nhập khẩu tăng 17%. Kim ngạch nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên liệu tăng mạnh để phục vụ sản xuất trong nước, như điện tử, máy tính và linh kiện.
Dự kiến lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng 6,6%, nhờ sự phục hồi của du lịch và các dịch vụ liên quan. Trong tháng 8 năm 2024, doanh số bán lẻ tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng doanh số 8 tháng đầu năm 2024 lên 8,5%, song, mức tăng này vẫn thấp hơn mức 10,3% của cùng kỳ năm trước, cho thấy nhu cầu trong nước còn yếu. Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục hưởng lợi từ giá lương thực tăng và được kỳ vọng tăng 3,4% trong năm 2024.
Đầu tư công sẽ có vai trò then chốt đối với sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, cùng với đó duy trì chính sách hỗ trợ tài khóa và gia tăng đầu tư công sẽ góp phần kích cầu hơn nữa trong nửa cuối năm 2024.
Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ được giữ nguyên ở mức 6,0% trong năm nay và 6,2% vào năm 2025. Lạm phát dự kiến vẫn ở mức 4,0% trong cả hai năm do áp lực kéo dài từ căng thẳng địa chính trị và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong ngắn hạn, chính sách tiền tệ nới lỏng phải được phối hợp chặt chẽ với việc thực hiện chính sách tài khóa nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh tế.
Minh Đức
-
Bức tranh kinh tế năm 2024: Ngành Dầu khí tiếp tục là trụ cột, đóng góp lớn cho nền kinh tế
-
ADB đánh giá Việt Nam là điểm sáng kinh tế khu vực Châu Á
-
ADB: Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP khu vực châu Á - Thái Bình Dương giảm 17% vào năm 2070
-
Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
-
ADB: Ngành công nghiệp sáng tạo kỹ thuật số sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương
-
Luật thuế thu nhập cá nhân cần phải sớm thay đổi tiêu chí giảm trừ gia cảnh
-
Đồng chí Phạm Đức Ấn - Chủ tịch HĐTV Agribank được chỉ định Phó Bí thư Tỉnh ủy và giới thiệu bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
-
Giá vàng hôm nay (10/12): Thị trường thế giới tiếp tục tăng
-
Thuế thu nhập cá nhân 11 tháng vượt dự toán cả năm hơn 10.000 tỷ đồng
-
Giá vàng hôm nay (9/12): Thị trường thế giới tăng trong phiên giao dịch đầu tuần