7 cách giảm căng thẳng gây tác dụng ngược

18:55 | 23/05/2020

387 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong khi có những cách giúp giảm căng thẳng đã được chứng minh, một số cách lại có tác dụng ngược. Để chắc chắn rằng bạn sẽ xả stress đúng cách, hãy cẩn trọng với các giải pháp dưới đây.

1. Xem ti vi

Sau một ngày dài căng thẳng, bạn trở về nhà và nghĩ rằng ngồi trước ti vi hay chơi một trò chơi video sẽ giúp bạn thư giãn. Nhưng đây không phải là cách tốt cho tất cả mọi người. Các nghiên cứu đã phát hiện ra những người kiệt sức sau khi làm việc có nhiều khả năng cảm thấy tội lỗi vì ti vi và các trò chơi khiến họ chần chừ thay vì hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng hơn. Thời gian ngồi trước màn hình kéo dài còn làm cho căng thẳng hiện tại tồi tệ hơn.

Một nghiên cứu năm 2019 trên PlosOne cũng cho thấy mức độ xem ti vi cao có thể làm tăng mức độ căng thẳng và thậm chí nguy cơ phát triển các rối loạn liên quan đến căng thẳng.

7 cach giam cang thang gay tac dung nguoc
Những người kiệt sức sau khi làm việc có nhiều khả năng cảm thấy tội lỗi vì ti vi và các trò chơi khiến họ chần chừ thay vì hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng hơn.

2. Chia sẻ với bạn bè

Khi cùng thảo luận với bạn bè về vấn đề của bạn, bạn có thể gặp hậu quả tiêu cực, đặc biệt là nếu cuộc trò chuyện trở nên lan man, thiếu kiểm soát, dẫn đến tranh luận về những quan điểm trái chiều, theo nghiên cứu năm 2019 được công bố trên Frontiers of Psychology. Chính vì vậy, việc giãi bày với bạn bè cũng ẩn chứa nguy cơ nảy sinh thêm các lo lắng phiễn não khác. Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên nói về vấn đề một lần, sau đó chủ động chuyển trọng tâm của câu chuyện sang các giải pháp có thể.

3. Cô lập bản thân

Đây lại là cách ngược lại, thay vì tìm đến chia sẻ với những người khác, bạn lại muốn tránh các mối quan hệ. Tuy vậy, cô lập bản thân thái quá cũng để lại những hậu quả tiêu cực. Theo các chuyên gia tâm lý, việc duy trì kết nối với những người khác là rất quan trọng. Hẳn bạn đã trải nghiệm một phần nào vấn đề này khi thực hiện giãn cách xã hội. Thật may khi bạn tìm thấy các cách khác nhau để giao tiếp với những người thân yêu khi gửi mail, trò chuyện qua điện thoại hay các ứng dụng… Những cách này giúp giữ sự cô đơn và sự cô lập khỏi làm hại tinh thần của bạn.

4. Ngủ nhiều hơn

Hầu hết chúng ta có thể thừa nhận khi căng thẳng chúng ta muốn ngủ hơn, nhưng điều này không hẳn đã tốt. Theo National Sleep Foundation, dành quá nhiều thời gian trên giường có thể khiến bạn thờ ơ với thời cuộc, làm chậm quá trình trao đổi chất và thậm chí làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Hầu hết mọi người cần 7-9 giờ một đêm, nhưng bạn có thể cần ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn một lượng vừa phải để kiểm soát căng thẳng và cảm thấy tốt nhất.

5. Ăn thoải mái

Rất nhiều người than phiền rằng stress làm họ béo vì khi căng thẳng họ có xu hướng ăn nhiều hơn và thấy khi đó mình được giải tỏa. Tuy nhiên, thưởng thức những chiếc bánh béo ngậy hay “thả phanh” với đồ ăn vặt không phải là cách lành mạnh để chống lại căng thẳng.

Theo các nghiên cứu, khi bạn xả stress bằng cách ăn, các chất gây căng thẳng càng hoành hành, những chất này còn có thể làm xáo trộn tiêu hóa. Thêm nữa, lượng calo bạn ăn sau đó có nhiều khả năng được lưu trữ dưới dạng chất béo hơn là sử dụng cho năng lượng.

6. Nhậu say

Theo Viện quốc gia Mỹ về lạm dụng rượu và nghiện rượu, nhiều người có xu hướng tìm đến bia rượu để giải quyết nỗi buồn, trong đó đàn ông có nhiều khả năng chuyển sang rượu để giảm căng thẳng hơn phụ nữ. Nếu bạn chỉ thưởng thức một ly rượu sau một ngày làm việc vất vả, đó không phải là một vấn đề lớn, nhưng lại rất dễ biến 1 ly thành 3 hoặc nhiều hơn.

Uống nhiều rượu bia được Viện này định nghĩa là uống say (trung bình 4 ly cho nữ và 5 ly cho nam trong khoảng 2 giờ) trong 5 ngày trở lên trong 1 tháng. Thói quen này có thể thay đổi cân bằng hormone của cơ thể và thay đổi cách cơ thể phản ứng với căng thẳng. Theo đó, người uống nhiều có thể sẽ trải qua nhiều lo lắng hơn so với người uống vừa phải.

7. Lướt web

Giữa lúc công việc căng thẳng, bạn dành 10 phút lướt các trang mạng xã hội để thư giãn. Nhưng nếu bạn gặp những bài viết phàn nàn, tiêu cực, thì điều đó có thể khiến cảm giác của bạn trở nên tồi tệ hơn. Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Hành vi Sức khỏe Mỹ cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và căng thẳng mang tính cá nhân hơn. Nói cách khác, tâm trạng của bạn có thể ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về những gì bạn nhìn thấy hơn là chính nội dung đó. Hình ảnh tiêu cực cũng có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như buồn bã, thất vọng, tức giận và lo lắng. Vì vậy, hãy cẩn thận khi lướt web để giải trí, nhất là khi bạn cảm thấy buồn.

Thanh Sơn

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.