5 giải pháp xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô đến 2020
Để đạt được mục tiêu trên, Quyết định nêu rõ 5 giải pháp thực hiện.
Thứ nhất, xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động tài chính vi mô. Ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích phát triển hoạt động tài chính vi mô, có chính sách thuế, phí phù hợp để hỗ trợ phát triển hoạt động tài chính vi mô.
Thứ hai, nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước thông qua đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước, chuyên gia về tài chính vi mô.
Thứ ba, nâng cao năng lực của các tổ chức tài chính vi mô như hỗ trợ trong việc đào tạo cán bộ, tìm nguồn vốn ưu đãi; triển khai các chương trình đào tạo để hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị, điều hành, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả…
Thứ tư, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tài chính vi mô bằng cách đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò và hiệu quả của hoạt động tài chính vi mô, tăng cường phổ biến kinh nghiệm và các mô hình hoạt động tài chính vi mô hiệu quả.
Thứ năm, các giải pháp hỗ trợ khác như tạo điều kiện về nguồn vốn cho hoạt động tài chính vi mô; hỗ trợ hình thành cơ sở đào tạo về tài chính vi mô; hỗ trợ việc hình thành Hiệp hội tài chính vi mô…
Thanh Ngọc
-
Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar
-
Lãi suất ngân hàng giảm nhanh sau chỉ đạo "nóng" của Thủ tướng
-
Sử dụng đòn bẩy ngân hàng để khai thác tiềm năng và cơ hội trong phát triển đất nước
-
Thủ tướng dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ và Mẹ Việt Nam anh hùng
-
Ba chiếc xe từng gắn bó với Bác Hồ được công nhận là Bảo vật Quốc gia
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025