405 nhà giáo được công nhận chức danh GS, PGS năm 2021

18:45 | 07/04/2022

203 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư (GS) cho 42 nhà giáo và đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư (PGS) cho 363 nhà giáo. Như vậy, năm 2021 có 405 người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.

Văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã có công văn số 62/HĐGSNN-VP thông báo tới các đại học, trường đại học, học viện, các viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo tiến sĩ cử đại diện tới nhận bàn giao Quyết định và Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2021.

405 nhà giáo được công nhận chức danh GS, PGS năm 2021
Số ứng viên GS, PGS các ngành được công nhận đạt chuẩn chức danh

Trước đó, tại phiên họp lần thứ VIII để xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2021, có 405 ứng viên, trong đó 42 ứng viên giáo sư, 363 ứng viên phó giáo sư đạt đủ số phiếu tín nhiệm theo quy định.

Theo Quyết định 37 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS sẽ tới quy trình bổ nhiệm chức danh GS, PGS tại cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, cơ sở giáo dục đại học tổ chức thu nhận hồ sơ đăng ký xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS; phân loại theo ngành, chuyên ngành khoa học. Người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học quyết định thành lập Hội đồng xét bổ nhiệm chức danh GS, PGS.

Thành viên Hội đồng trao đổi, thảo luận công khai đối với từng hồ sơ của ứng viên. Mỗi hồ sơ phải được trên 1/2 tổng số thành viên Hội đồng nhất trí đưa vào danh sách bổ nhiệm. Kết quả xét phải được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.

Sau thời hạn 15 ngày công khai kết quả xét bổ nhiệm, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học ra quyết định bổ nhiệm chức danh GS, PGS đối với ứng viên có đủ điều kiện, phù hợp với cơ cấu vị trí cần bổ nhiệm. Ứng viên chỉ được công nhận chức danh GS, PGS sau khi có quyết định bổ nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học.

Nhiệm kỳ bổ nhiệm chức danh GS, PGS là 5 năm. Kết thúc nhiệm kỳ, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học tổ chức rà soát, đánh giá theo các quy định về cơ cấu vị trí, số lượng, tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm chức danh GS, PGS để quyết định việc bổ nhiệm lại. Việc đánh giá hàng năm đối với GS, PGS thực hiện như quy định hiện hành đối với giảng viên.

Giảng viên là viên chức của cơ sở giáo dục đại học công lập sau khi được bổ nhiệm chức danh GS, PGS được xem xét, bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy và thực hiện các chế độ, chính sách đối với viên chức theo quy định của pháp luật.

Hết thời hạn 5 năm kể từ ngày có quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn, nếu ứng viên không được bổ nhiệm chức danh GS, PGS tại cơ sở giáo dục đại học thì quyết định này hết hiệu lực.

N.H

451 ứng viên được đề nghị công nhân chức danh GS, PGS năm 2021451 ứng viên được đề nghị công nhân chức danh GS, PGS năm 2021
Điều chỉnh thời hạn nộp hồ sơ ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2021Điều chỉnh thời hạn nộp hồ sơ ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2021
Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam 33 tuổi: Phó Giáo sư trẻ nhất Việt Nam 33 tuổi: "Có đam mê, mọi thứ đều có thể"

Hầm chôn chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới

Hầm chôn chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới

(PetroTimes) - Nằm sâu 450m dưới lòng đất đảo Olkiluoto (Phần Lan), Onkalo - hệ thống lưu trữ và xử lý chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới sắp hoàn thành...