3 dịch bệnh hoành hành mùa Đông - Xuân

11:40 | 10/10/2018

583 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mùa Đông - Xuân năm nay, Bộ Y tế xác định vẫn là 3 loại bệnh chủ đạo gồm tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết. Trong đó đặc biệt đáng chú ý là dịch tay chân miệng đang hoành hành ở phía Nam với vi rút EV71 rất nguy hiểm vì biến chứng cao.  
3 dich benh hoanh hanh mua dong xuanTP HCM ứng phó dịch bệnh tay chân miệng tăng đột biến
3 dich benh hoanh hanh mua dong xuan“Lỗ hổng” chích ngừa, nguyên nhân khiến dịch sởi quay lại
3 dich benh hoanh hanh mua dong xuanChống dịch tay chân miệng: Trọng điểm là các nhà trẻ

Nguy hiểm dịch bệnh tay chân miệng

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận hơn 61.800 trường hợp mắc tay chân miệng, ghi nhận tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm gần 19%, số trường hợp nhập viện giảm 14,9%. Tuy nhiên, ở một số tỉnh, thành phố, số ca tích lũy cao và tăng nhanh trong các tuần gần đây như các tỉnh Đông Nam Bộ, một số tỉnh miền Trung, Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương…

3 dich benh hoanh hanh mua dong xuan
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở TP HCM

PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Paster TP HCM nói: "Số mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam chiếm 77,6%, miền Bắc chiếm 10,6%, miền Trung chiếm 10,1% và Tây Nguyên chiếm 1,7%. Dịch tay chân miệng năm nay có xu hướng tăng cao các ca nhiễm vi rút C4, đây là loại vi rút gây tỉ lệ mắc nặng và biến chứng cao hơn".

Ông Lân cũng khẳng định, dù trong tháng 9 số ca mắc tại khu vực phía nam cao nhưng số mắc gần như tương đồng với tháng 9 các năm khác, chỉ riêng miền Đông Nam Bộ gia tăng cao. Số lượng bệnh nhân tập trung đông tại các bệnh viện tuyến cuối tại TP HCM là do các địa phương chuyển về.

Phân loại đối tượng mắc bệnh tay chân miệng thì trẻ dưới 10 tuổi (chiếm 99,5%) là chủ yếu, trong đó hay gặp ở nhóm từ 1-5 tuổi, còn lại là trẻ đi nhà trẻ và mẫu giáo (chiếm 79%) và dưới 1 tuổi (chiếm 17%). Tuýp virus gây bệnh chủ yếu là EV71 chiếm 21%, các EV khác là 20%, Coxsackie A10 là 6%, Coxsackie A6 là 3%, virus đường ruột khác là 4%. Trong đó, EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng và gây tử vong, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi. Hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của virus gây bệnh tay chân miệng ở Việt Nam.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế nhận định: "Tay chân miệng kéo dài từ tháng 9 - 11, dịch sẽ tăng tiếp tục tăng nhưng tôi cho rằng không bùng phát như năm 2011- 2011, nhất là không tử vong nhiều như thời gian đó (100 người), nhưng với điều kiện phải làm quyết liệt".

Sởi có chiều hướng thành dịch nếu...

Trong khi dịch tay chân miệng đang hoành hành thì sốt xuất huyết (SXH) cũng đang diễn ra ở hầu hết các tỉnh thành phố, tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam và miền Trung. So với cùng kỳ 2017, số mắc cả nước giảm hơn 50%, số tử vong giảm 22 trường hợp nhưng 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 67.414 trường hợp mắc tại 62/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 11 trường hợp tử vong tại Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Cà Mau, Khánh Hòa, An Giang, Bình Định, Trà Vinh và TP HCM.

3 dich benh hoanh hanh mua dong xuan
Trẻ mắc sởi

Kết quả xét nghiệm cho thấy xuất hiện cả 4 tuýp virus lưu hành với tỉ lệ 32,4% D1, 46,6% D2, 0,2% D3, 20,8% D4. Bộ Y tế nhận định dịch SXH có thể kéo dài đến hết tháng 11.

Với kinh nghiệm và bài học từ dịch SXH năm 2014, ông Trần Đắc Phu cho rằng nếu không quyết liệt trong công tác tiêm chủng thì dịch sởi dễ bùng phát nặng nề. Bởi tại nhiều nước trên thế giới dịch sởi đã quay lại và tập trung ở nhóm đối tượng không tiêm chủng. Hiện nay số trẻ tiêm chủng vắc xin sởi đã đạt được 90%. Nhưng 10% còn lại không tiêm do sót có thể tích lũy trong 4-5 năm thì bằng số trẻ sinh ra trong một năm. Và đây có thể chính là nguyên nhân gây ra dịch sởi.

Để phòng dịch sởi xảy ra, Bộ Y tế chỉ đạo chiến dịch tiêm sở ngay trong tháng 12 và quý I năm 2019. “Mục tiêu làm sao tuyên truyền để những trẻ chưa được tiêm, chưa từng tiêm, phải đi tiêm phòng ngay. Nếu không nguy cơ xảy ra dịch sởi là rất lớn”, ông Phu cảnh báo.

Từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận gần 3.000 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố, trong đó 1.093 trường hợp mắc sởi dương tính tại 40 tỉnh, thành phố, 1 trường hợp tử vong tại Hưng Yên. So với cùng kỳ năm 2017, số mắc sốt phát ban tăng 10,2 lần. Các ca mắc sởi lẻ tẻ, tản phát, không thành ổ dịch lớn.

Độ tuổi mắc chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi có 628 trường hợp mắc (chiếm 21,4%) và 1-4 tuổi có 1.106 trường hợp (37,8%). Có 399 trường hợp đã được tiêm chủng (chiếm 13,6%), còn lại phần lớn là các trường hợp không được tiêm chủng (1.302 trường hợp, chiếm 44,5%) và không rõ tiền sử tiêm chủng (1.227 trường hợp, chiếm 41,9%). Đánh giá về diễn biến dịch bệnh, ông Phu cho rằng miền Bắc diễn biến bệnh sởi đang phức tạp hơn so với các vùng khác.

Nguyễn Anh