2.400 phụ nữ Việt chết vì ung thư cổ tử cung mỗi năm

06:30 | 22/10/2018

373 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu vừa công bố, mỗi năm Việt Nam phát hiện mới hơn 4.100 người bị ung thư cổ tử cung và 2.400 phụ nữ tử vong vì bệnh này.
2400 phu nu viet chet vi ung thu co tu cung moi namCô gái trẻ 18 tuổi sốc khi được chẩn đoán ung thư vú
2400 phu nu viet chet vi ung thu co tu cung moi namNhà thuốc sẽ phải đóng cửa nếu không kết nối mạng để cung ứng thuốc
2400 phu nu viet chet vi ung thu co tu cung moi namCách tầm soát 6 loại ung thư thường gặp

Thống kê của Tổ chức Ung thư Toàn cầu Globocan 2018 cũng cho biết, ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến loại ung thư này là do bắt đầu hoạt động tình dục sớm, nhiều bạn tình, có một bạn tình nguy cơ cao, mắc các bệnh lây truyền đường tình dục, tân sinh hoặc ung thư tế bào gai ở âm hộ, âm đạo, ức chế miễn dịch như nhiễm HIV, sinh con sớm trước 20 tuổi, sinh nhiều con… Virus gây bệnh là HPV.

2400 phu nu viet chet vi ung thu co tu cung moi nam
Ung thư cổ tử cung

Không như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung thường có triệu chứng sớm như có sang thương ở cổ tử cung kích thước nhỏ, lúc quan hệ hay hoạt động mạnh có thể ra dịch hay máu bất thường, xuất huyết âm đạo bất thường, xuất huyết sau giao hợp, tiết dịch âm đạo.

Theo các chuyên gia ung bướu, ung thư cổ tử cung có tỷ lệ mắc và tử vong thấp hơn so với ung thư thân tử cung, buồng trứng và một số vị trí khác nhờ vào chương trình tầm soát hiệu quả. Tuy nhiên ở những nước đang phát triển, tầm soát và phòng ngừa ung thư cổ tử cung chưa phổ biến, căn bệnh này vẫn giết chết nhiều người hàng thứ hai trong các loại ung thư ở phụ nữ.

Tuy nhiên, dựa trên diễn tiến của ung thư cổ tử cung thường chậm và rõ ràng, bao giờ cũng theo “cơ chế”: Từ nhiễm HPV sẽ tiến triển nghịch sản nhẹ, sau đó nghịch sản trung bình, nghịch sản nặng, tổn thương tại chỗ, tổn thương vi xâm lấn, tổn thương xâm lấn sớm rồi chuyển sang tổn thương xâm lấn… Nên nếu phát hiện sớm, bệnh sẽ được điều trị khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp tuỳ theo giai đoạn như đốt điện, cắt leep, khoét chóp, cắt cổ tử cung, cắt tử cung bảo tồn sinh sản, cắt tử cung tận gốc hay xạ trị tận gốc, hoá - xạ trị... Khoảng 85-90% bệnh nhân giai đoạn đầu có thể trị khỏi bệnh.

Để tầm soát ung thư cổ tử cung, có thể xét nghiệm tầm soát HPV và Pap. Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi cần thử Pap 3 năm một lần. Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi phải có cả xét nghiệm Pap và xét nghiệm HPV cứ 5 năm một lần, hoặc chỉ thử nghiệm Pap cứ 3 năm một lần. Phụ nữ trên 65 tuổi tầm soát thường xuyên với kết quả bình thường không cần tiếp tục kiểm tra. Những phụ nữ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung cần kiểm tra thường xuyên hơn.

Phòng ngừa bệnh bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, không hút thuốc, hạn chế uống rượu bia, tiêm vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung...

Nguyễn Bách