Khởi tố vụ tai nạn khiến 13 người chết ở Gia Lai

10:56 | 10/05/2017

1,057 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ngày 9/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” xảy ra trên địa bàn huyện Chư Sê khiến 13 người chết, 33 người bị thương hôm 7/5.
khoi to vu tai nan khien 13 nguoi chet o gia lai Thông tin mới nhất về vụ tai nạn thảm khốc ở Gia Lai
khoi to vu tai nan khien 13 nguoi chet o gia lai Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ TNGT tại Gia Lai

Như PetroTimes đã đưa tin, khoảng 4h30 ngày 7/5, tại Km1632+100, QL14 đường Hồ Chí Minh (đoạn qua thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe khách mang biển kiểm soát 18B-018.32 với xe tải mang biển kiểm soát 77C-139.37. Hậu quả, 13 người chết và 32 người bị thương.

khoi to vu tai nan khien 13 nguoi chet o gia lai
Hiện trường vụ tai nạn.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Trương Hòa Bình đã có công điện yêu cầu Trưởng ban An toàn giao thông các tỉnh Gia Lai, Nam Định, Bình Định và Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương khắc phục hậu quả, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

Theo Công an tỉnh Gia Lai, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn là do lái xe tải chạy quá tốc độ và đi vào làn đường ngược chiều. Ngày 9/5, Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Trưởng văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhận định, tài xế xe tải sẽ có thể đối diện với mức án nặng nhất là 15 năm tù. Trong trường hợp này, tài xế xe tải sẽ bị khép vào tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3, điều 202 Bộ Luật hình sự.

Trường hợp tài xế xe tải gây tai nạn cũng là chủ phương tiện, thì người này phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân. Trách nhiệm của tài xế chỉ được loại trừ trong trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị nạn hoặc thiệt hại xảy ra thuộc trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết (Khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sự 2015).

Nếu người gây tai nạn là người được thuê lái xe và được trả tiền công, thì lái xe này không phải là người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe, mà chủ xe mới là người chiếm hữu, sử dụng. Do vậy, chủ xe phải là người bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn.

Theo quy định của pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại, nếu chủ sở hữu ô tô giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Xuân Hinh - Quang Thịnh