Xung đột leo thang ở Trung Đông có thể dẫn đến cú sốc năng lượng toàn cầu?
![]() |
Ngân hàng Thế giới cho biết: “Tác động của xung đột đối với thị trường hàng hóa toàn cầu cho đến nay vẫn còn hạn chế. Giá dầu nhìn chung đã tăng khoảng 6% kể từ khi bắt đầu xung đột. Giá của các sản phẩm nông nghiệp, kim loại và các mặt hàng khác hầu như không tăng”.
“Triển vọng về giá cả hàng hóa sẽ nhanh chóng u ám nếu xung đột leo thang”. Giá dầu ban đầu sẽ tăng theo kịch bản "gián đoạn nhỏ" từ 3 - 13% so với mức trung bình của quý hiện tại, lên mức 93 - 102 USD/thùng", Ngân hàng Thế giới lưu ý.
Các chuyên gia cho biết, giá dầu sẽ tăng 21 - 35%, lên 109 - 121 USD/thùng trong kịch bản “gián đoạn trung bình” và tăng 56 - 75% ban đầu, lên 140 - 157 USD/thùng trong kịch bản “gián đoạn lớn”.
Indermit Gill, chuyên gia kinh tế kiêm Chủ tịch Kinh tế Phát triển của Ngân hàng Thế giới cho biết, nếu xung đột leo thang, nền kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt với cú sốc năng lượng kép lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, không chỉ từ cuộc xung đột ở Ukraine mà còn từ Trung Đông.
Anh Thư
TASS
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ