Xử lý nhiều trường hợp là công chức vi phạm nồng độ cồn
Theo thông tin từ Cục CSGT, sau 15 ngày thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 54.892 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền 49,738 tỷ đồng.
Trong đó, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện, xử lý 6.279 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt tiền 21,013 tỷ đồng.
Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm nồng độ cồn cao như: Quảng Ninh (475 trường hợp), Thanh Hóa (379 trường hợp), Tây Ninh (341 trường hợp), Đồng Nai (327 trường hợp), Đắk Lắk (2.140 trường hợp), TP HCM (209 trường hợp), Long An (203 trường hợp), Thừa Thiên Huế (135 trường hợp), Vĩnh Phúc (180 trường hợp), Hà Nội (136 trường hợp), Bình Dương (159 trường hợp), Bình Định (176 trường hợp), Cần Thơ (124 trường hợp), Nghệ An (182 trường hợp), Phú Yên (115 trường hợp)...
![]() |
Cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo tại Quảng Bình vi phạm nồng độ cồn. |
Trong số này, địa phương xử lý nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở là: Đồng Nai (118 trường hợp), Long An (115 trường hợp), Bình Dương (93 trường hợp), TP HCM (70 trường hợp), Bắc Ninh (68 trường hợp), Thanh Hóa (63 trường hợp), Trà Vinh (63 trường hợp), Bắc Giang (54 trường hợp)...
Một số địa phương xử lý nhiều công chức vi phạm như: Tỉnh Thái Bình, xử phạt một Phó giám đốc bệnh viện 35 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 23 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày; tại Quảng Bình đã xử phạt một Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng, tạm giữ phương tiện 7 ngày; có 3 địa phương (Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Hà Nội) đã xử phạt người điều khiển xe đạp, xe máy điện vi phạm nồng độ cồn, trong đó có cả người nước ngoài vi phạm.
Cũng theo Cục CSGT, từ ngày 1/1 đến ngày 15/1/2020, trên cả nước xảy ra 322 vụ tai nạn giao thông, làm chết 249 người, bị thương 158 người. So với thời gian trước liền kề giảm 31 vụ (-8,8%), giảm 38 người chết (-13,2%), giảm 57 người bị thương (-26,5%).
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/1/2020), người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất sẽ bị phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng trong trường hợp nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Nghị định 46/2016/NĐ-CP trước đó quy định xử phạt từ 16 - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 4 - 6 tháng. Người điều khiển xe trên đường trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người điều khiển xe mô tô. Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ vi phạm như trên sẽ bị phạt từ 400 - 600 ngàn đồng. |
Xuân Hinh
-
Đề nghị đa dạng hóa hình thức kiểm định phương tiện
-
Tai nạn giao thông khiến 37 người thương vong trong ngày nghỉ lễ 1/5
-
Người dân có thể đăng ký xe trực tuyến từ hôm nay 21/7
-
Hơn 13 nghìn "ma men" bị xử phạt sau 3 tuần ra quân theo chuyên đề của Bộ Công an
-
CSGT cả nước xử lý gần 1.900 "ma men" sau 3 ngày ra quân
-
Tạo hành lang pháp lý, cơ chế ưu đãi thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số
-
Tăng cường hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
-
Toàn cảnh lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ
-
Chủ tịch nước Lương Cường: Cải cách tư pháp phải gần dân, sát dân, bảo vệ dân