Hợp tác công nghệ tài chính

Xu hướng tất yếu của ngân hàng hiện đại

07:06 | 06/06/2018

1,209 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tại Diễn đàn Công nghệ tài chính (Fintech) Việt Nam 2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng khẳng định, NHNN ủng hộ và sẽ hoàn thiện pháp lý cũng như hệ sinh thái cho sự phát triển Fintech. Việc hợp tác giữa Fintech và ngân hàng được coi là tiền đề nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng cho khách hàng Việt Nam.

Bổ trợ và phát triển

Phó thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh - Trưởng ban chỉ đạo Fintech của NHNN - nhận định, bên cạnh những dịch vụ mới mà làn sóng Fintech mang lại thì sự hợp tác ngân hàng - Fintech sẽ biến Fintech trở thành cánh tay nối dài của các ngân hàng tới những đối tượng dùng chưa có tài khoản ở ngân hàng truyền thống hay những đối tượng chưa tiếp cận dịch vụ truyền thống (unbanked), mang lại những trải nghiệm tốt, linh hoạt, nhiều tiện ích cho khách hàng, hỗ trợ đắc lực cho phổ cập tài chính (financial inclusion) sâu rộng hơn, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. Bởi một trong những điểm nổi bật của Fintech chính là tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho khách hàng.

xu huong tat yeu cua ngan hang hien dai
Dịch vụ thanh toán ngày càng phát triển đa dạng

Có thể thấy, thế mạnh của ngân hàng là tuân thủ các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các ngân hàng có danh tiếng, uy tín đối với khách hàng và cộng đồng chính nhờ dịch vụ ngân hàng tốt. Tuy nhiên, điểm yếu của các ngân hàng là thường đi chậm hơn so với các công ty công nghệ khác trong việc sáng tạo, cải tiến trong công nghệ.

Trong khi đó, các công ty Fintech mang tính chất là startup (khởi nghiệp) nên rất sáng tạo và năng động. Họ đánh giá dịch vụ ngân hàng dưới góc độ của khách hàng và sẵn sàng cung cấp các dịch vụ mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Bên cạnh đó, các công ty Fintech phát triển với quy trình linh hoạt hơn. Dẫu vậy, điểm yếu của các công ty Fintech là không có được sự hỗ trợ về tính tuân thủ pháp lý, các quy định về an toàn tiền tệ, phòng chống rửa tiền… nên khó tạo được sự tin tưởng trong các hoạt động tài chính.

Ngoài ra, ngân hàng có một lượng khách hàng truyền thống, có thương hiệu, có uy tín, có mạng lưới… do đó việc bị thay thế hoàn toàn khó có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, những ngân hàng đứng độc lập, không tham gia vào làn sóng Fintech sẽ dễ bị tụt hậu.

Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á Eric Sidgwick cũng khẳng định, nếu kết hợp lại cả 2 bên sẽ tận dụng được thế mạnh của nhau và đây là xu hướng của rất nhiều ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Trong thực tế, nhiều ngân hàng đã bắt tay hợp tác với các doanh nghiệp Fintech để cung ứng một hoặc một số dịch vụ tiện ích, làm phong phú thêm các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ khách hàng. Theo lãnh đạo Vụ Thanh toán (NHNN), hiện có khoảng 80 công ty Fintech đang hoạt động tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Tổng giá trị các thương vụ đầu tư nước ngoài liên quan đến các công ty Fintech tại Việt Nam trong 2 năm 2016-2017 đạt khoảng 129 triệu USD. Tính hết năm 2017, thị trường Fintech Việt Nam đã đạt mức 4,4 tỉ USD (theo số liệu từ báo cáo của Công ty tư vấn Solidiance).

Hoàn thiện hệ sinh thái để Fintech phát triển

Việc nhìn nhận về các cơ hội và thách thức Fintech mang lại với ngành tài chính - ngân hàng nói riêng và đời sống kinh tế - xã hội nói chung đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong cả nước.

Tại Diễn đàn Công nghệ tài chính Việt Nam 2018 ngày 30-5, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, trong những năm qua, NHNN đã và đang chủ động trong việc tiếp cận và đối thoại với các doanh nghiệp trong lĩnh vực Fintech để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện cho các đơn vị này gia nhập thị trường. Cụ thể, từ năm 2008, NHNN đã nghiên cứu và cho phép nhiều công ty không phải ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở thí điểm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Đến nay, sau khi thiết lập khuôn khổ pháp lý tương đối rõ ràng, NHNN đã cấp giấy phép hoạt động chính thức cho 27 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của Fintech và tương lai phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam, thực hiện Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18-4-2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, NHNN đã thành lập Ban Chỉ đạo Fintech của NHNN vào tháng 3-2017 nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam phát triển.

Thống đốc NHNN cho biết, Ban Chỉ đạo Fintech của NHNN đã hoàn thành Báo cáo đánh giá về Hệ sinh thái Fintech ở Việt Nam, đồng thời đề ra các nội dung trọng tâm của Fintech cần khẩn trương tập trung nghiên cứu, đó cũng là 5 lĩnh vực Fintech được NHNN quan tâm bao gồm: Thanh toán điện tử (e-payments), Định danh khách hàng điện tử (e-KYC); Cho vay ngang hàng (P2P Lending), Giao diện lập trình ứng dụng mở (Open APIs) và các giải pháp ứng dụng công nghệ Blockchain.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Fintech của NHNN cũng thiết lập các kênh đối thoại trực tiếp với các công ty Fintech, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các công ty Fintech để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động.

Trong thời gian tới, với định hướng của NHNN, khuôn khổ pháp lý sẽ được sửa đổi, bổ sung một cách rõ ràng và minh bạch cho hoạt động của các công ty Fintech. Bên cạnh Fintech trong lĩnh vực thanh toán (chiếm khoảng 60% các công ty Fintech hoạt động tại Việt Nam) đã hoạt động ổn định, những lĩnh vực Fintech mới (như huy động và cho vay ngang hàng, tài chính cá nhân, hỗ trợ định danh khách hàng điện tử…) cũng sẽ phát triển khi khung pháp lý điều chỉnh cho các hoạt động này được hoàn thiện.

Tuy nhiên, đi theo trào lưu công nghệ mới cũng xuất hiện những rủi ro tiềm ẩn đối với cả ngân hàng và khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Sự phát triển quá nhanh chóng của công nghệ tài chính cũng mang lại những thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý, như cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho kịp sự tiến bộ của công nghệ, bên cạnh các vấn đề về nguồn nhân lực, an tòan bảo mật, an ninh mạng, tội phạm công nghệ cao, cơ chế hợp tác trong chia sẻ thông tin giữa các nước...

Trước những cơ hội và thách thức mà Fintech đưa lại, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh cho rằng, đây là thời điểm để các ngân hàng nhìn nhận lại chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh đổi mới mô hình, cải tiến quy trình nghiệp vụ, gia tăng tiện ích và cải thiện khách hàng. Ông cũng khuyến khích Fintech chủ động khai thác thị trường, tác động tới các đối tượng vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện và cần nhìn nhận rõ những thách thức để chủ động, tăng cường giải pháp trước những rủi ro. Hơn nữa, một trong những điểm mấu chốt để Fintech và ngân hàng phối hợp được là xây dựng hệ thống chia sẻ dữ liệu, xây dựng pháp lý theo tiêu chuẩn, các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm tới khách hàng đầu tiên, phải đặt nhu cầu khách hàng lên đầu.

Theo lãnh đạo Vụ Thanh toán (NHNN), hiện có khoảng 80 công ty Fintech đang hoạt động tại nhiều lĩnh vực khác nhau. Tổng giá trị các thương vụ đầu tư nước ngoài liên quan đến các công ty Fintech tại Việt Nam trong 2 năm 2016-2017 đạt khoảng 129 triệu USD.

Phương Linh

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
AVPL/SJC HCM 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
AVPL/SJC ĐN 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
Nguyên liệu 9999 - HN 68,950 ▲100K 69,500 ▲50K
Nguyên liệu 999 - HN 68,850 ▲100K 69,400 ▲50K
AVPL/SJC Cần Thơ 78,800 ▼200K 80,800 ▼200K
Cập nhật: 29/03/2024 17:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
TPHCM - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Hà Nội - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Hà Nội - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Đà Nẵng - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Đà Nẵng - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Miền Tây - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Miền Tây - SJC 79.000 81.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 69.300 ▲800K 70.500 ▲700K
Giá vàng nữ trang - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 69.300 ▲800K
Giá vàng nữ trang - SJC 78.800 ▼300K 80.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn PNJ (24K) 69.300 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 24K 69.200 ▲800K 70.000 ▲800K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 18K 51.250 ▲600K 52.650 ▲600K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 14K 39.700 ▲470K 41.100 ▲470K
Giá vàng nữ trang - Nữ trang 10K 27.870 ▲330K 29.270 ▲330K
Cập nhật: 29/03/2024 17:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 6,885 ▲50K 7,040 ▲50K
Trang sức 99.9 6,875 ▲50K 7,030 ▲50K
NT, 3A, ĐV Thái Bình 6,950 ▲50K 7,070 ▲50K
NT, 3A, ĐV Nghệ An 6,950 ▲50K 7,070 ▲50K
NT, 3A, ĐV Hà Nội 6,950 ▲50K 7,070 ▲50K
NL 99.99 6,880 ▲50K
Nhẫn tròn ko ép vỉ TB 6,880 ▲50K
Miếng SJC Thái Bình 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Miếng SJC Nghệ An 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Miếng SJC Hà Nội 7,880 ▼50K 8,080 ▼35K
Cập nhật: 29/03/2024 17:00
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 79,000 81,000
SJC 5c 79,000 81,020
SJC 2c, 1C, 5 phân 79,000 81,030
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 69,200 ▲700K 70,450 ▲700K
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 69,200 ▲700K 70,550 ▲700K
Nữ Trang 99.99% 69,100 ▲700K 69,950 ▲700K
Nữ Trang 99% 67,757 ▲693K 69,257 ▲693K
Nữ Trang 68% 45,721 ▲476K 47,721 ▲476K
Nữ Trang 41.7% 27,322 ▲292K 29,322 ▲292K
Cập nhật: 29/03/2024 17:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 15,728.49 15,887.36 16,397.67
CAD 17,838.70 18,018.89 18,597.66
CHF 26,804.54 27,075.29 27,944.96
CNY 3,362.31 3,396.27 3,505.89
DKK - 3,514.56 3,649.29
EUR 26,020.03 26,282.86 27,447.78
GBP 30,490.41 30,798.39 31,787.64
HKD 3,088.58 3,119.77 3,219.98
INR - 296.75 308.63
JPY 158.93 160.54 168.22
KRW 15.91 17.67 19.28
KWD - 80,424.52 83,642.95
MYR - 5,198.02 5,311.59
NOK - 2,236.06 2,331.08
RUB - 255.72 283.10
SAR - 6,594.46 6,858.36
SEK - 2,266.43 2,362.75
SGD 17,918.05 18,099.04 18,680.38
THB 601.86 668.73 694.37
USD 24,600.00 24,630.00 24,970.00
Cập nhật: 29/03/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 15,908 16,008 16,458
CAD 18,063 18,163 18,713
CHF 27,064 27,169 27,969
CNY - 3,396 3,506
DKK - 3,535 3,665
EUR #26,274 26,309 27,569
GBP 30,935 30,985 31,945
HKD 3,096 3,111 3,246
JPY 160.61 160.61 168.56
KRW 16.62 17.42 20.22
LAK - 0.88 1.24
NOK - 2,245 2,325
NZD 14,570 14,620 15,137
SEK - 2,266 2,376
SGD 17,938 18,038 18,638
THB 628.83 673.17 696.83
USD #24,570 24,650 24,990
Cập nhật: 29/03/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 24,620.00 24,635.00 24,955.00
EUR 26,213.00 26,318.00 27,483.00
GBP 30,653.00 30,838.00 31,788.00
HKD 3,106.00 3,118.00 3,219.00
CHF 26,966.00 27,074.00 27,917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15,849.00 15,913.00 16,399.00
SGD 18,033.00 18,105.00 18,641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17,979.00 18,051.00 18,585.00
NZD 14,568.00 15,057.00
KRW 17.62 19.22
Cập nhật: 29/03/2024 17:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 24612 24662 25002
AUD 15963 16013 16415
CAD 18109 18159 18560
CHF 27305 27355 27767
CNY 0 3399.9 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3490 0
EUR 26480 26530 27037
GBP 31120 31170 31630
HKD 0 3115 0
JPY 161.92 162.42 166.95
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 18.4 0
LAK 0 1.0254 0
MYR 0 5340 0
NOK 0 2330 0
NZD 0 14609 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18235 18235 18596
THB 0 642.4 0
TWD 0 777 0
XAU 7910000 7910000 8060000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 29/03/2024 17:00