Số công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam tăng mạnh

18:45 | 12/05/2020

345 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thời gian qua, các công ty công nghệ tài chính (fintech) và ngành công nghiệp ngân hàng số tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Tính đến nay, số công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam đã tăng từ 40 lên 150 trong 4 năm.

Báo cáo công bố ngày 11/5 của công ty công nghệ Backbase về công nghệ tài chính và ngân hàng số 2025 tại châu Á - Thái Bình Dương cho hay, có 25% số ngân hàng tại Việt Nam sẽ theo đuổi các nền tảng cốt lõi số hóa hiện đại. Trong đó, 8 ngân hàng hàng đầu của Việt Nam sẽ tập trung hiện đại hóa cơ cấu hoạt động cốt lõi cùng các hệ thống thanh toán. Việc tự động hóa trong việc khởi tạo tài khoản được kỳ vọng sẽ giúp tăng 50% lượng tài khoản mới.

so cong ty cong nghe tai chinh tai viet nam tang manh
Ảnh minh họa

Ngân hàng số là lựa chọn tất yếu của các ngân hàng để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển. Với khả năng bao phủ rộng hơn, ngân hàng số đang dần thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống, khẳng định vai trò quan trọng của công nghệ số hóa trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Vietcombank là ngân hàng lớn đã xây dựng những dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng như VCB-iB@nking, VCB-Mobile B@nking, VCBPAY, VCB-SMS B@nking cùng những tính năng tài chính nổi trội, như: Chuyển tiền, thanh toán online (trực tuyến), nạp tiền điện thoại, trích nợ tự động, đặt vé tàu, vé xe, thanh toán qua mã QR... Với các dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank, khách hàng sẽ giải quyết hiệu quả những bài toán tài chính hằng ngày như mua sắm, giải trí, quản lý chi tiêu...

Đặc biệt, khi thực hiện các giao dịch ngân hàng số của Vietcombank, người dùng có thể lựa chọn mã xác thực OTP, công nghệ đăng nhập bằng vân tay nhằm xác thực giao dịch khi mua hàng trực tuyến, quét mã QR cho phép khách hàng thanh toán dễ dàng, chuyển khoản không cần nhớ số tài khoản, công nghệ chatbot (trợ lý ảo) tự động tìm thông tin và trả lời khách hàng nhanh chóng.

Các ngân hàng khác cũng triển khai nhiều sản phẩm ngân hàng số như: Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) có ngân hàng tự động LiveBank; Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) phát triển Ví Việt; hay Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - MB xây dựng và đưa vào hoạt động chatbot phục vụ khách hàng 24/7 trên mạng xã hội…

Thực tế, việc chuyển đổi số giúp ngân hàng cắt giảm chi phí, tăng doanh thu, giúp ngành ngân hàng phát triển sản phẩm nhanh hơn, dễ dàng hơn. Việc ngân hàng đầu tư mạnh vào công nghệ cũng nhằm tăng nguồn thu từ dịch vụ, từ đó giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh khẳng định, nhận biết được tầm quan trọng và sự tác động mạnh mẽ khoa học và công nghệ, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp, hành động nhằm tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành ngân hàng.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ hoạt động thanh toán, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn, an ninh bảo mật nhằm ứng phó với những thách thức mà Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra. Đặc biệt, ngành ngân hàng đẩy mạnh việc triển khai các nghị quyết của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và thực hiện chính phủ điện tử.

M.T

so cong ty cong nghe tai chinh tai viet nam tang manhNgân hàng có nên nới lỏng các điều kiện cho vay?
so cong ty cong nghe tai chinh tai viet nam tang manhDoanh số thanh toán thẻ giảm sốc, vẫn “cõng” nhiều loại phí
so cong ty cong nghe tai chinh tai viet nam tang manhNgày càng nhiều ưu đãi lớn và lợi ích từ dịch vụ ngân hàng điện tử