WB: Bất ổn toàn cầu có thể khiến kinh tế Việt Nam bị thu hẹp
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngày 19/6, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 6/2023, trong đó, nêu ra một số lưu ý quan trọng với các nhà quản lý.
Theo báo cáo, trong tháng 5/2023, xuất khẩu hàng hóa thấp hơn 6% so với một năm trước do nhu cầu bên ngoài yếu.
Nhập khẩu giảm 18,4% trong tháng 5/2023 (so với cùng kỳ năm trước), phản ánh nhu cầu đối với nguyên liệu đầu vào của cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước tiếp tục chậm lại. Điều này có thể cho thấy, hoạt động sản xuất và xuất khẩu sẽ còn tiến triển chậm trong những tháng tới.
Lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ghi nhận giảm tháng thứ tư liên tiếp, từ mức 2,8% (so với cùng kỳ) trong tháng 4 xuống 2,4% (so với cùng kỳ) trong tháng 5, do giá năng lượng toàn cầu và chi phí vận tải trong nước giảm.
Bên cạnh đó, cam kết FDI đã chậm lại trong tháng 5/2023 do những bất ổn toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư. Vốn FDI giải ngân đạt 1,8 tỷ USD trong tháng 5, tương đương với cùng kỳ năm 2022.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cắt giảm lãi suất tái cấp vốn từ 5,5% xuống 5% và lãi suất cho vay qua đêm từ 6,0% xuống 5,5%. Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ ba liên tiếp kể từ tháng 3/2023.
Theo ngân hàng này, khi lạm phát có dấu hiệu giảm dần, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nới lỏng các chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế. WB khuyến nghị, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ sẽ cần theo dõi chặt chẽ sự khác biệt trong xu hướng điều hành chính sách tiền tệ so với các nước khác, điều mà có thể tạo ra áp lực lên dòng vốn và tỷ giá.
Song song với đó, WB cho rằng, vào cuối tháng 5, miền Bắc bắt đầu thiếu điện tiêu dùng và sản xuất, nếu không được giải quyết kịp thời có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Trước thực trạng trên, WB khuyến nghị Việt Nam cần lưu tâm tới việc nhu cầu bên ngoài tiếp tục yếu và những bất ổn toàn cầu có thể tác động bất lợi đến nền kinh tế, dẫn đến xuất khẩu và nhập khẩu bị thu hẹp, và sản xuất công nghiệp chậm lại. Trường hợp điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn, nhu cầu bên ngoài có thể suy yếu hơn nữa. Cơ quan điều hành chính sách tiền tệ cũng cần theo dõi chặt chẽ sự khác biệt trong xu hướng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam so với các nước khác, điều mà có thể tạo ra áp lực lên dòng vốn và tỷ giá.
WB cho rằng, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công (bao gồm cả các Chương trình mục tiêu quốc gia) sẽ hỗ trợ tổng cầu và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Đồng thời, ưu tiên đầu tư vào công nghệ kỹ thuật số và công nghệ xanh, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững lâu dài.
Ngoài ra, trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu chế biến, chế tạo chậm lại và việc làm trong lĩnh vực sản xuất bị ảnh hưởng, điều quan trọng là phải nhanh chóng xác định và hỗ trợ những người lao động và các hộ gia đình bị ảnh hưởng thông qua hệ thống bảo trợ xã hội. Cùng với đó, việc hợp lý hóa các thủ tục hành chính và loại bỏ các rào cản pháp lý sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và đầu tư cần thiết cho tăng trưởng kinh tế.
WB: Nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với những cơn gió ngược WB nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những cơn gió ngược bên ngoài khi nhu cầu bên ngoài suy yếu tiếp tục tạo áp lực giảm xuất khẩu, dẫn đến sản xuất công nghiệp suy yếu. |
P.V
-
Tin tức kinh tế ngày 17/4: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trở lại vị trí số 1
-
P4G 2025: Việt Nam khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi tài chính xanh
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
-
Thái Lan gia nhập nhóm các nước muốn tăng nhập khẩu LNG của Mỹ để tránh thuế quan
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 17/4: Ai Cập và Azerbaijan xem xét hợp tác dầu khí