Vinh danh 10 nhà khoa học “Sáng tạo công nghệ cho cuộc sống hằng ngày”
Cuộc thi Sáng chế 2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục Sở hữu trí tuệ là Cơ quan thường trực) chủ trì, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) tổ chức.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc (ngoài cùng bên phải) trao giải Nhất cho tác giả Trần Kim Quy và công sự |
Phát biểu tại lễ trao giải, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết, sau gần 6 tháng kể từ khi phát động, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng chế 2018 đã nhận được 196 giải pháp dự thi hợp lệ, thuộc tất cả lĩnh vực cuộc sống của các tổ chức, cá nhân mọi tầng lớp xã hội, mọi miền đất nước tham dự. Các bài dự thi không phân biệt độ tuổi cũng như lĩnh vực công tác. Có giải pháp kỹ thuật đến từ các em học sinh, từ những người tuổi đã cao nhưng thể hiện rất sâu sắc và tâm huyết với mong muốn làm cho cuộc sống thuận lợi và tốt đẹp hơn. Điều này thể hiện cuộc thi của chúng ta đã có ảnh hưởng rộng lớn trong xã hội.
Qua vòng đánh giá sơ loại, Ban Tổ chức đã lựa chọn được 10 giải pháp xuất sắc thuộc các lĩnh vực cơ khí, điện tử, hóa học, y dược và môi trường vào Vòng thi Chung khảo tổ chức ngày 23/4/2019 tại TP Hà Nội. Hội đồng giám khảo (gồm 9 chuyên gia) đã làm việc trách nhiệm, khách quan, công bằng, minh bạch và đã lựa chọn ra các giải pháp xứng đáng nhất để trao giải.
Sau quá trình nghiên cứu, thẩm định, đánh giá, Ban tổ chức đã quyết định trao 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 7 giải Khuyến khích của Cuộc thi Sáng chế năm 2018.
Trong số này, giải pháp của tác giả Trần Kim Quy (83 tuổi, từng là giảng viên Đại học khoa học tự nhiên TP HCM) và cộng sự với quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ chất thải rắn sinh hoạt đã giành giải Nhất. Tác giả đã sử dụng rác thải sinh hoạt đô thị và nông thôn làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Các chủng vi sinh vật dùng để nhân giống, lên men sản xuất ra các chế phẩm vi sinh phân lập tuyển chọn từ trong đất.
Cuộc thi đã góp phần khuyến khích các hoạt động sáng chế, sáng tạo nhằm tạo ra các công nghệ, giải pháp kỹ thuật mới có tính ứng dụng rộng rãi, dễ dàng và tiết kiệm chi phí, đáp ứng các nhu cầu thiết thực của cuộc sống, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Danh sách các tác giả đạt giải cuộc thi Sáng chế 2018 Giải Nhất: Giải pháp của tác giả Trần Kim Quy (TP Hồ Chí Minh). Giải Nhì: Giải pháp "Hệ thống hộp thép mạ kẽm bọc nhựa PVC chứa đá học liên kết dạng bậc so le bảo vệ mái hạ lưu đập đá đổ giảm lũ quét và bùn đá" của Nguyễn Ngọc Quỳnh và các đồng tác giả tại Hà Nội. Giải Ba: Phương pháp và hệ thống thiết bị sản xuất hỗn hợp Fullerene của tác giả Trịnh Đình Năng (Vĩnh Phúc). Giải khuyến khích gồm 7 giải pháp: “Đập mở chặn thủy triều và giữ nước sông” của tác giả Hoàng Ngọc Kỷ (thành phố Hồ Chí Minh); “Chậu tự động cung cấp nước cho quy trình tự tưới cho cây” của nhóm tác giả Nguyễn Vĩnh Phúc - Nguyễn Vĩnh Sơn (thành phố Hồ Chí Minh); "Hệ thống thu thập, quản lý thông tin bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh” của tác giả Vũ Văn Anh (Hà Nội); “Thiết bị cảnh báo lũ từ xa sử dụng tín hiệu pháo hoặc còi cảnh báo cho các đoạn đường ngập nước” của tác giả Nguyễn Đức Thành (Bắc Giang); Giải pháp “Thiết bị phát sáng đeo tay và phương pháp điều khiển” của tác giả Phạm Huỳnh Phong (thành phố Hồ Chí Minh); "Hỗn hợp dược liệu chăm sóc tóc, lông và chế phẩm chứa hỗn hợp này" của tác giả Nguyễn Thị Hương Liên (Công ty cổ phần Sao Thái Dương - Hà Nội); “Cấu kiện lắp ghép bảo vệ bờ sông, hồ và đê biển” của tác giả Hoàng Đức Thảo (Công ty cổ phần Khoa học công nghệ Việt Nam BUSADCO - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). |
Nguyễn Hoan
-
Cùng robot khám phá xu hướng nghề nghiệp của tương lai
-
Khám phá các giải pháp năng lượng thông minh của Eaton tại VIMF 2024
-
Kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm công nghệ số Hà Nội 2024
-
Vietnam Water Week 2024: Cơ hội hợp tác toàn cầu giải quyết các thách thức về tài nguyên nước
-
2 nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024