Việt Nam dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương về mức giảm phát thải carbon
![]() |
Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải khí carbon dựa trên mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) trong năm 2021. Ảnh minh họa: TTXVN |
Theo nghiên cứu của PwC, trong năm 2021, nỗ lực giảm phát thải carbon của thế giới là 0,5%; trong khi khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt tỷ lệ giảm phát thải khí carbon trung bình 1,2%, vượt trội hơn so với các khu vực khác trên toàn cầu.
Cụ thể, theo nghiên cứu Chỉ số Net Zero các nền kinh tế của PwC cho thấy, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đạt tỷ lệ giảm phát thải khí carbon trung bình 1,2% vào năm 2021. Điều này cho thấy lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng trên một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) được tạo ra đang giảm.
Trong khi đó, nỗ lực giảm phát thải carbon của thế giới là 0,5%, một khoảng cách lớn so với tỷ lệ giảm phát thải carbon 15,2% cần thiết để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp.
Nghiên cứu cho thấy, 9 trong số 13 nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã giảm phát thải carbon vào năm 2021. New Zealand giảm cường độ carbon nhiều nhất ở mức 6,7% vào năm 2021, tiếp theo là Malaysia (4,0%), Việt Nam (3,4%) và Australia (3,3%).
Đặc biệt, chỉ có 2 nền kinh tế là New Zealand và Việt Nam đạt mục tiêu giảm phát thải khí carbon dựa trên mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC).
![]() |
Bảng đo mức độ tiêu thụ năng lượng. Ảnh: PwC |
Nghiên cứu Chỉ số Net Zero các nền kinh tế của PwC nhằm theo dõi tiến độ của các quốc gia trong việc giảm lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng và giảm phát thải khí carbon tại quốc gia đó. Nghiên cứu cũng đo lường mức độ tiêu thụ năng lượng so với GDP và hàm lượng carbon của năng lượng đó.
Mặc dù châu Á - Thái Bình Dương dẫn đầu về chỉ số Net Zero, nhưng mức giảm này vẫn kém xa so với mức cần thiết để hạn chế nhiệt độ toàn cầu nóng lên thêm 1,5°C, vốn đòi hỏi tỷ lệ giảm phát thải carbon là 15,2% mỗi năm, báo cáo cho biết.
Và dù Việt Nam đã vượt qua mục tiêu giảm phát thải khí carbon dựa trên mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC) với 3,4%. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn ở khá xa đích đến.
Theo báo cáo, các chính phủ trong khu vực cần tăng cường đáng kể các mục tiêu đóng góp quốc gia tự quyết định cho năm 2030 và xa hơn nữa.
Bên cạnh đó, các mục tiêu cấp toàn cầu và cấp quốc gia cần được chuyển hóa vào chính sách. Kết quả tích cực từ các chính phủ châu Á - Thái Bình Dương đó là một số chính sách đã được thực thi. Tuy nhiên, để duy trì mục tiêu 1,5°C, chính phủ các nước trong khu vực này cần phải có những chính sách mang tính chất quyết định.
Trong đó, bao gồm kết hợp các mục tiêu năng lượng tái tạo với các kế hoạch loại bỏ dần sử dụng than đá; thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả với chính sách điện khí hóa; tích hợp chính sách định giá carbon kết hợp với đổi mới, cũng như mở rộng quy mô công nghệ sạch và đảm bảo quá trình chuyển đổi hợp lý.
H.T
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga
-
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vận hành trung tâm cai nghiện và công tác cai nghiện với CHDCND Lào
-
[VIDEO] Việt Nam - Azerbaijan nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chủ động làm việc với phía Hoa Kỳ về các vấn đề đàm phán
-
Tháo gỡ điểm nghẽn trong phát triển, quản lý hóa chất: Hướng tới phát triển bền vững và chuyển đổi xanh
-
[Infographic] Trái đất sẽ ra sao nếu tăng thêm 2 độ C?
-
Dự báo thời tiết 3 miền trên cả nước dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả cháy rừng tại Quảng Ninh
-
Kon Tum: 6 trận động đất liên tiếp trong một giờ