Vì sao Ukraine muốn bí mật đàm phán với các lực lượng miền Đông?

11:29 | 22/10/2020

259 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong khi Nga, DPR (Cộng hòa Nhân dân Donetsk) và LPR (Cộng hòa Nhân dân Lugansk) nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán được tiến hành trong khuôn khổ của Nhóm Liên lạc ba bên (TAG) phải được ghi lại và diễn ra công khai, ngược lại Ukraine và OSCE kiên quyết cấm việc ghi âm các cuộc thảo luận diễn ra và giữ bí mật hoàn toàn. Vì sao Kiev lại muốn giữ bí mật những cuộc đàm phán này?
3534-8-14

Không có gì ngạc nhiên khi cuộc họp cuối cùng của Nhóm Liên lạc ba bên về giải quyết xung đột ở Donbass, diễn ra vào ngày 13-14/10, đã không đi đến kết quả cụ thể nào. Về mặt nhân đạo, Ukraine vẫn đang tìm lý do để không tiến hành xóa hồ sơ tư pháp cho các tù nhân đã được bàn giao cho DPR và LPR trong các cuộc trao đổi tù binh chiến tranh trước đó. Trong khi việc này được quy định trong các thỏa thuận Minsk.

Thật vậy, trong các đợt trao đổi tù nhân cuối cùng vào tháng 12/2019 và tháng 4/2020, Ukraine đã trả lại cho DPR và RPL một số lượng lớn tù nhân chưa nhận được giấy chứng nhận tư pháp, theo các thỏa thuận Minsk. Nghĩa vụ mà hai nước cộng hòa tự xưng đã tuân thủ, tiến hành xóa bỏ hồ sơ tư pháp cho tất cả các tù nhân được trao trả cho Ukraine. Đối mặt với thái độ không thiện chí rõ ràng của Ukraine, DPR yêu cầu Kiev tiến hành xóa bỏ hồ sơ tư pháp cho các tù nhân đã được phóng thích trước khi xem xét một cuộc trao đổi mới.

Bà Daria Morozova, người trung gian hòa giải nhân quyền của DPR cho biết rằng trong cuộc họp của nhóm liên lạc diễn ra ngày 13/10, các đại diện của Ukraine đã công khai tuyên bố rằng họ không thể tiến hành việc giải tỏa tư pháp đối với một số người ủng hộ DPR đã được thả trước đó trong các cuộc trao đổi tù nhân. "Tôi thấy quan điểm này của Ukraine là một nỗ lực để sửa đổi các thỏa thuận đã ký trước khi diễn ra các cuộc trao đổi tù nhân vào năm 2019 và 2020. Nói cách khác, Kiev trên thực tế đang từ bỏ các cam kết của mình. Tôi nghĩ quan điểm của đại diện Ukraine là không thể chấp nhận được”, bà Morozova nói. “DPR là bên duy nhất đơn phương tôn trọng các thỏa thuận đã ký để thực hiện trao đổi tù nhân với Ukraine, nên e rằng chúng ta sẽ phải đợi một thời gian dài trước khi tiến hành đợt trao đổi tiếp theo, nếu Kiev không tôn trọng các nghĩa vụ của mình và nếu những người bảo lãnh phương Tây của các thỏa thuận Minsk không gây áp lực để họ đẩy nhanh quá trình này”, Morozova khẳng định.

Về chính trị, Rada (Quốc hội Ukraine) dường như cho rằng họ không bị ràng buộc phải áp dụng hiệp định Minsk, như Ngoại trưởng DPR Natalia Nikonorova đã chỉ ra. “Sự không tương thích giữa quyết định của Rada về bầu cử ở DPR và LPR và gói các biện pháp trừng phạt hai nước cộng hòa tự xưng này vẫn chưa được loại bỏ, mặc dù phái đoàn Ukraine đã cam kết sẽ khắc phục vấn đề này hai tháng trước. Rõ ràng, như quốc hội và đại diện của Ukraine tham gia ký thỏa thuận Minsk không có đủ thẩm quyền cần thiết. Tình huống này cũng cho thấy đơn giản là không có cơ chế nào để thực hiện các thỏa thuận, bởi vì đối với các nhà lập pháp Ukraine, việc điều phối bất kỳ quyết định nào trong nhóm liên lạc không có nghĩa lý gì”. Rõ ràng, các thành viên của Rada nghĩ rằng, do không phải là người ký kết các thỏa thuận Minsk, nên họ không cần phải tôn trọng chúng.

Để khắc phục những xu hướng tiêu cực này, “chúng tôi đã đưa ra một đề xuất thỏa hiệp có thể đưa tiến trình đàm phán thoát khỏi bế tắc. Chúng tôi đã đề xuất một dự thảo kế hoạch hành động toàn diện để giải quyết xung đột phù hợp với các thỏa thuận Minsk. Để hoàn thiện tài liệu này, chỉ cần đưa ra một chỉ dẫn chung cho nhóm công tác về các vấn đề chính trị. Tuy nhiên, lần này, phía Ukraine, đã bày tỏ sự miễn cưỡng khi làm việc trên cơ sở tài liệu chúng tôi soạn thảo khi trì hoãn cuộc thảo luận trong vài giờ. Rõ ràng những hành động như vậy nhằm mục đích ngăn chặn quá trình và tước bỏ mọi đề xuất của chúng tôi”, Ngoại trưởng DPR Natalia Nikonorova cho biết.

Trong nhóm liên lạc phụ trách các vấn đề an ninh, Ukraine tiếp tục ngăn chặn việc xây dựng một quy trình chi tiết hơn liên quan đến cơ chế điều phối các hành vi vi phạm với sự giúp đỡ của Trung tâm Kiểm soát và Điều phối lệnh ngừng bắn, do đó xác nhận việc rút khỏi các biện pháp kiểm soát đình chiến bổ sung.

Như Nga, DPR và LPR đã chỉ ra trước đó rằng các thỏa thuận Minsk đang bế tắc hơn bao giờ hết vì thái độ phá hoại của Ukraine, nước này lợi dụng sự thiếu vắng của một quy trình rõ ràng về việc ghi lại nội dung các cuộc đàm phán và quyết định được thực hiện trong các cuộc họp ở định dạng hội nghị truyền hình do dịch bệnh Covid-19, để liên tục thất hứa những gì họ đã nói trong các cuộc hội đàm. Và Ukraine không chỉ kiên quyết giữ bí mật về các cuộc đàm phán về giải quyết xung đột ở Donbass, mà giờ đây Kiev còn được OSCE hỗ trợ.

Thái độ này không chỉ bị DPR và LPR mà cả Nga cũng lên án, trong đó khẳng định rằng các cuộc đàm phán về giải quyết xung đột ở Donbass là hoàn toàn minh bạch. "Phái đoàn Nga khẳng định trên thực tế là công việc của các nhóm liên hệ ba bên phải được hưởng lợi từ điều kiện thông tin hỗ trợ, như công khai tối đa", Boris Gryzlov, người đại diện của Nga ở nhóm tiếp xúc nói. “OSCE đã chuẩn bị cho cuộc họp hôm nay một dự thảo các quy tắc về hỗ trợ thông tin cho quá trình đàm phán. Tuy nhiên, theo cách diễn đạt được đề xuất, dự thảo không thể được những người tham gia cuộc họp ủng hộ”, ông Gryzlov nói thêm.

Theo Boris Gryzlov, Ukraine đang cố gắng áp đặt, với sự giúp đỡ của OSCE, tính bảo mật của các cuộc đàm phán về Donbass, để che giấu trách nhiệm của mình trong cuộc xung đột và trong việc phá hoại các thỏa thuận đã ký kết. Thật vậy, ngay từ đầu, Ukraine đã dành thời gian bóp méo nội dung của các cuộc đàm phán với các nước cộng hòa Donbass và nói dối về các thỏa thuận đã đạt được (chẳng hạn bằng cách phủ nhận thực tế rằng Kiev phải đưa quy chế đặc biệt của Donbass vào hiến pháp của mình).

Bằng cách ủng hộ lập trường phá hoại thỏa thuận Minsk của chính quyền Kiev liên quan đến bí mật của các cuộc đàm phán Donbass, OSCE đang tự mình phá hủy nốt sự tín nhiệm ít ỏi mà họ có trong vai trò trung gian trong cuộc xung đột này.

Để xác định ai đang ngăn cản việc thực hiện các thỏa thuận Minsk, điều cần thiết là các cuộc họp đàm phán phải được ghi lại và công khai. Chỉ thông qua sự minh bạch đầy đủ, mới có thể xác định được ai từ chối áp dụng các thỏa thuận đã ký và do đó ai ngăn cản cuộc xung đột ở Donbass được giải quyết một cách hòa bình. Việc Ukraine và OSCE khẳng định rằng các cuộc đàm phán Donbass vẫn giữ bí mật là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bên nào trong cuộc xung đột đang muốn che giấu trách nhiệm của mình trong việc phá hoại các hiệp định Minsk.

Bế tắc trong trao đổi tù nhân giữa Ukraine và các lực lượng DonbassBế tắc trong trao đổi tù nhân giữa Ukraine và các lực lượng Donbass
Vingroup trao tặng 1.000 máy thở cho Nga, Ukraine và SingaporeVingroup trao tặng 1.000 máy thở cho Nga, Ukraine và Singapore
Ukraine bác bỏ khả năng lấy lại Crimea bằng vũ lựcUkraine bác bỏ khả năng lấy lại Crimea bằng vũ lực

H.Phan

AFP