Vì sao ông bố tuyệt vời lại trở nên đáng thương như vậy? 2

16:50 | 19/08/2015

8,033 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Sau 2 ngày gây "bão mạng", Ninh nói: Cần thời gian suy nghĩ lại về những gì xảy ra trong những ngày qua. Có vẻ như Ninh đang mệt mỏi vì sự dèm pha của nhiều người và mất đi sự tự tin ban đầu. Ai đã làm cho một ông bố dũng cảm, bất chấp sĩ diện kiếm tiền mua sữa cho con trở nên đáng thương như vậy? 

Vài ngày qua, dư luận xôn xao trước việc một thanh niên đứng ở đường cầm tấm biển xin việc: “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con..."

Đó là tấm bảng xin việc của tân cử nhân trường Đại học Điện lực Phùng Đức Ninh (Sinh năm 1990, quê Lương Tài, Bắc Ninh).

Ngay sau khi tấm hình Ninh đứng ở đường Cầu Giấy - Hà Nội với tấm bảng xin việc được đăng tải trên các trang mạng xã hội, nhiều người cảm thông cho trường hợp của Ninh nhưng cũng không ít những ý kiến “ném đá” ông bố trẻ tội nghiệp này.

Thậm chí một số ý kiến cho rằng thật “nhục nhã” cho hành động của một “tân cử nhân sức dài vai rộng”.

Vì sao ông bố tuyệt vời lại trở nên đáng thương như vậy?
Ông bố trẻ Phùng Đức Ninh với tấm biển xin việc.

Rồi ông bố trẻ này bỗng nhiên bị dư luận đem ra mổ xẻ, phỏng đoán: Chắc rằng năng lực kém, chuyên môn không có, sĩ diện hão với tấm bằng cử nhân, có tấm bằng cử nhân mà đòi việc tốt? Sao không tìm việc chân tay mà làm…?

Có lẽ, khi quyết định cầm tấm bảng xin việc ra đường đứng Phùng Đức Ninh chẳng thể lường trước được những gạch đá mà mình sẽ phải hứng chịu như vậy?

Có lẽ, Ninh vẫn tin sẽ có người chịu giang tay giúp đỡ cậu trong giai đoạn bế tắc nhất của cuộc đời.

Thực ra thì Ninh cũng đúng. Ngay khi trường hợp của Ninh được đăng tải rộng rãi trên phương tiện truyền thông, đã có doanh nghiệp chịu đưa tay giúp ông bố trẻ.

Doanh nghiệp này đánh giá: Ninh dám nghĩ, dám làm, bỏ qua sĩ diện bản thân để tìm việc làm nuôi sống bản thân và gia đình. Đó là điều doanh nghiệp chúng tôi cần ở một nhân viên.

Nhưng đại bộ phận những người đã không giúp đỡ Ninh còn buông những lời cay nghiệt thì sao? Có ai chịu tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh của ông bố trẻ này trước khi buông những lời khó nghe đó?

Sau 2 ngày “dại dột” ôm bảng xin việc ra đường đứng, cái Ninh nhận về là sự dè bỉu từ dư luận. Và giờ thì phải tránh về quê vì đã quá mệt mỏi với những lời bình luận không hay về hành động của mình.

Ninh nói: Cần thời gian suy nghĩ lại về những gì xảy ra trong những ngày qua.

Ai đã làm cho một ông bố trẻ dũng cảm, bất chấp sĩ diện kiếm tiền mua sữa cho con trở nên đáng thương như vậy?

Không sai khi nói dư luận đã quá cay nghiệp với Ninh và chính dư luận tạo thêm những vết thương cho ông bố này!

Có bao nhiêu người chịu tìm hiểu về hoàn cảnh của Ninh? Hay chỉ nhìn vào hành động đã mạnh miệng đay nghiến, rồi ném đá?

Vì sao ông bố tuyệt vời lại trở nên đáng thương như vậy?
Tấm biển xin việc của Ninh

Nếu ai từng biết Ninh là một cậu học trò nghèo, bước ra khỏi cổng làng, nhập trường học chỉ với chiếc xe đạp cà tàng. Rồi những năm tháng ngồi ghế nhà trường, Ninh làm đủ thứ việc để đỡ đần cha mẹ từ anh bưng bê, làm nhân viên nhà hàng, rửa bát thuê…

Khó khăn là vậy nhưng cậu vẫn quyết định liên thông trường Đại học vì nghĩ sẽ vừa đi làm, vừa kiếm tiền học.

Trước khi có hành động “dại dột” Ninh đã rong ruổi trên chiếc xe đạp cũ kỹ khắp thành phố Hà Nội đi xin việc nhưng không được, nơi thì yêu cầu kinh nghiệm, nơi yêu cầu trình độ tiếng Anh, nơi lại bắt có tấm bằng đại học.

Cứ cho rằng: Năng lực của Ninh chưa đủ. Thế nhưng hành động mà Ninh làm thì đâu có gì sai? Thử hỏi một người chồng, người cha đứng đường để kiếm việc làm lấy tiền mua sữa cho con thì có gì sai, có gì là “nhục”?

Kẻ không chịu tìm kiếm cơ hội mới là kẻ đáng trách. Ít nhất, Ninh cũng vươn lên để tìm kiếm cơ hội cho mình thay vì chìm dài trong những chuỗi ngày bế tắc như hàng nghìn người đang chịu thất nghiệp ngoài kia.

Ai cũng từng trải qua những ngày khó khăn của cuộc đời và chắc ai đã từng đọc chi tiết Ninh kể rằng: “Khi vợ mới đẻ, vợ có nhờ mình mua chút hoa quả ăn cho lại sức. Lúc ấy trong túi lại không có nghìn nào, mình nói dối là đi mua rồi phóng xe như bay về hái nhãn ở nhà mang lên cho vợ. Lúc ấy mình cảm thấy bản thân vô cùng bất lực…”

Sẽ chẳng thể trách, một ông bố trẻ đang cố gắng làm mọi thứ để thực hiện trách nhiệm của mình!

Lãnh đạo tỉnh Sơn La đừng đổ thừa cho báo chí!

Lãnh đạo tỉnh Sơn La đừng đổ thừa cho báo chí!

Giữa cơn bão dư luận về thông tin “tượng đài 1.400 tỷ”, lãnh đạo tỉnh Sơn La đã lên tiếng phủ nhận. Tuy nhiên, cách mà những người đứng đầu tỉnh này giải thích lại theo kiểu bào chữa quanh co và cuối cùng là quay ra đổ thừa cho báo chí.

Huyền Anh

Năng lượng Mới