Vì sao người dân Thụy Điển thấy xấu hổ khi đi máy bay?

18:49 | 04/04/2019

888 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày càng có nhiều người Thụy Điển cảm thấy tội lỗi khi đi máy bay vì khí thải CO2 mà phương tiện giao thông này tạo ra. Hiện tượng này xuất hiện ở Thụy Điển vào cuối năm 2018 và đang lan rộng ra khắp thế giới.    

Phong trào này được người Thụy Điển gọi là "flygskam", người Hà Lan gọi là "vliegschaamte", trong khi người Đức gọi nó là "Flugscham". Vì lý do môi trường, nhiều hành khách nói rằng họ không đi máy bay. Vận tải hàng không chiếm 5% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Trong 20 năm tới, số lượng hành khách sẽ tăng gấp đôi.

vi sao nguoi dan thuy dien thay xau ho khi di may bay
Sân bay Stockholm, Thụy Điển

Chính vì vậy, do lo ngại về sự nóng lên toàn cầu, người Thụy Điển sẽ chuyển sang vận tải đường sắt, tàu điện. Chính phủ liên minh cầm quyền giữa đảng Dân chủ Xã hội và đảng Xanh tại nước này đã tuyên bố sẽ chi 5 triệu euro để tài trợ cho các chuyến tàu đêm đến một số thành phố lớn của châu Âu. Nhật báo Svenska Dagbladet của Thụy Điển giải thích rằng "năm ngoái, doanh số bán vé của hãng tàu Interrail tăng hơn 60% và dự báo năm nay có mức tăng tương tự". Khi mua vé Interrail, hành khách có thể đi du lịch bằng tàu điện trên khắp châu Âu. Giám đốc điều hành của Interrail cho rằng sự gia tăng lượng vé bán ra là do nhận thức ngày càng lớn của người dân đối với hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Tờ Le Temps của Thụy Sĩ cho biết giới trẻ nước này thích đi du lịch bằng tàu điện hơn là bằng máy bay. Phong trào đã trở nên phổ biến hơn nhờ các nhân vật truyền thông như nhà hoạt động khí hậu trẻ Greta Thunberg, người từng tới Diễn đàn kinh tế Davos (Thụy Sĩ) bằng tàu điện.

Nhận thức này được các phương tiện truyền thông trên toàn thế giới cổ vũ. Báo The Guardian đã mở hẳn một chuyên mục cho nhà báo môi trường John Vidal. "Các nhà khoa học nói rằng chúng ta cần thực hiện một sự thay đổi nhanh chóng và chưa từng có trong lối sống để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu. Máy bay là phương tiện giao thông tàn phá môi trường nhất", nhà báo John Vidal viết.

Về phần mình, báo La Libre của Bỉ cũng đã có bài phỏng vấn Axel Gosseries, nhà nghiên cứu tại FNRS về đạo đức kinh tế và xã hội. "Các chính sách chính trị là cần thiết để giảm tác động của các chuyến bay, nhưng hành động của các cá nhân có ý nghĩa riêng của nó", ông Gosseries nói.

Một sáng kiến khác trong thế giới điện ảnh: 250 diễn viên, đạo diễn và nhà sản xuất người Thụy Điển đã đăng ký một diễn đàn trên nhật báo Dagens Nyheter. Qua các bài viết trên diễn đàn này, họ yêu cầu Thụy Điển thay đổi phương thức sản xuất trong ngành công nghiệp điện ảnh, một mặt giúp tránh phải đi quay phim ở nước ngoài, mặt khác nếu có thì đi bằng tàu điện thay vì máy bay.

vi sao nguoi dan thuy dien thay xau ho khi di may bayThêm một đồng minh của Mỹ coi Trung Quốc là “hiểm họa”

Nh.Thạch

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc