Vì sao Nga yêu cầu hoãn bỏ phiếu trừng phạt Triều Tiên?
![]() |
Một ga hàng hóa trên tuyến đường sắt Nga – Triều Tiên |
Theo kế hoạch ban đầu, cuộc bỏ phiếu diễn ra vào ngày 1/3, song phái bộ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cho biết, Nga đã đề nghị có 24 giờ đồng hồ để nghiên cứu các nội dung trong dự thảo nghị quyết về việc tăng cường trừng phạt Triều Tiên. Dự thảo nghị quyết do Mỹ đệ trình bao gồm những biện pháp trừng phạt khắt khe nhất trong 20 năm qua nhằm vào Triều Tiên.
Hôm nay, hãng thông tấn Tass dẫn lời đại diện thường trực của Nga tại LHQ, ông Vitaly Churkin cho biết Nga đã bảo vệ lợi ích kinh tế của mình từ những tác động của lệnh trừng phạt mới của LHQ đối với Triều Tiên. Theo ông, các biện pháp trừng phạt này sẽ không ảnh hưởng đến việc xây dựng tuyến đường sắt từ Nga đến cảng Rajin của Triều Tiên.
Ông Churkin cho biết, cuộc thảo luận về văn bản của nghị quyết giữa Mỹ và Trung Quốc đã kéo dài và khá căng thẳng. Cuối cùng thì Bắc Kinh đã đồng ý áp dụng các biện pháp trừng phạt “cứng rắn chưa từng thấy” để gây áp lực với Triều Tiên.
“Chúng tôi cũng đồng ý với cách tiếp cận này. Nhưng cũng giống như Trung Quốc, Nga có một số quyền lợi kinh tế hoàn toàn không liên quan gì đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên”, ông Churkin nói. Ông cũng cho biết, phía Nga đã thảo luận với phái đoàn Mỹ, và hai bên đã thống nhất rằng những lợi ích kinh tế của Nga sẽ không bị ảnh hưởng.
“Lợi ích kinh tế” mà ông Churkin đề cập là dự án xây dựng tuyến đường sắt ở Triều Tiên nhằm cung cấp than của Nga cho Hàn Quốc và một số vùng phía nam của Trung Quốc. Ông nói thêm rằng hiện nay dự án này được LHQ bảo hộ như là một lợi ích kinh tế của Nga và nó không liên quan đến chương trình hạt nhân cũng như tên lửa của Triều Tiên.
Được biết, trong Nghị quyết số 2270 của Hội đồng Bảo an LHQ có điều khoản cấm xuất khẩu sang Triều Tiên một số loại khoáng sản, bao gồm cả than. Tuy nhiên, HĐBA đã chấp thuận ý kiến của phái đoàn Nga, để bổ sung vào nghị quyết này điều khoản ngoại lệ là không áp dụng lệnh cấm đối với than (và các khoáng sản khác) được vận chuyển qua lãnh thổ Triều Tiên để xuất khẩu sang các quốc gia khác từ cảng Rajin.
Ông Vitaly Churkin cho biết, theo tinh thần nghị quyết, việc cung cấp hàng xuất khẩu qua các nước khác từ cảng Rajin sẽ cần phải được thông báo cho Ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an.
Thỏa thuận về việc tái thiết tuyến đường sắt từ ga Khasan của Nga đến cảng Rajin như một dự án thí điểm để khôi phục tuyến đường sắt xuyên bán đảo Triều Tiên đã đạt được trong năm 2006. Dự án được khởi công vào tháng 10.2008, khi một thỏa thuận đã được ký kết giữa Tập đoàn cổ phần Đường sắt Nga với Bộ Giao thông đường sắt CHDCND Triều Tiên.
Trong tương lai, khi dự án đường sắt xuyên bán đảo Triều Tiên hoàn tất, hàng hóa từ cảng Pusan của Hàn Quốc có thể đi qua Triều Tiên sang Nga để đến châu Âu (và ngược lại) thay vì phải vận chuyển bằng đường biển như hiện nay.
Mỹ có “bóp chết” được Triều Tiên? LHQ vừa thông qua nghị quyết do Mỹ soạn thảo trừng phạt Triều Tiên ở cấp độ mạnh mẽ nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Câu hỏi đặt ra là liệu biện pháp trên có khiến Triều Tiên “sợ” và có thể dẫn đến sụp đổ chế độ ở Bình Nhưỡng hay không? |
Triều Tiên đáp trả ngay và luôn lệnh trừng phạt của LHQ (PetroTimes) - Chỉ vài giờ sau khi Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thông qua lệnh trừng phạt Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã phóng hàng loạt tên lửa tầm ngắn vào khu vực biển Nhật Bản. |
Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên mạnh chưa từng có Sáng ngày 2/3/2016, tại New York, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu thông qua các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên do chương trình vũ khí hạt nhân, và gần đây nhất là vụ thử hạt nhân hồi tháng 11 năm ngoái của quốc gia này. |
Thiện Tâm
Tass, RIA,
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025
-
Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh
-
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số
-
Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn việc sáp nhập, trình Trung ương trước tháng 5
-
Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc