Mỹ có “bóp chết” được Triều Tiên?

15:28 | 03/03/2016

10,707 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
LHQ vừa thông qua nghị quyết do Mỹ soạn thảo trừng phạt Triều Tiên ở cấp độ mạnh mẽ nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Câu hỏi đặt ra là liệu biện pháp trên có khiến Triều Tiên “sợ” và có thể dẫn đến sụp đổ chế độ ở Bình Nhưỡng hay không?
my co bop chet duoc trieu tien
Bìa một tờ báo Nhật đăng hình biếm họa về cuộc đối đầu Mỹ-Triều Tiên

Không! Đó là câu trả lời đã được lịch sử chứng minh. Gần đây nhất là trường hợp của Cuba. Sau hơn nửa thế kỷ cấm vận nhưng cuối cùng Mỹ cũng chẳng thu lại được gì và đành ngậm ngùi mở lại bang giao với La Habana dưới sức ép của cộng đồng quốc tế.

Đây không phải là lần đầu tiên, Mỹ áp lệnh trừng phạt với Triều Tiên. Từ sau chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Bình Nhưỡng đã bị Mỹ bao vây cấm vận. Sau 4 lần thử hạt nhân, Triều Tiên càng bị Mỹ siết chặt thòng lọng.

Đặc biệt lần này, với sự “thông đồng” của Trung Quốc, Mỹ đưa ra các biện pháp cứng rắn gấp 4 so với lần gần đây nhất. Theo đó, tất cả máy bay và tàu chở hàng của Triều Tiên ra khỏi lãnh thổ nước này đều bị kiểm tra; Bình Nhưỡng cũng không được xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, cùng với đó, tất cả hàng hóa đến và đi từ Triều Tiên sẽ bị kiểm tra gắt gao. Cấm mở ngân hàng và đóng cửa bất kì ngân hàng nào có liên quan tới các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên; Việc đào tạo các ngành hàng không vũ trụ, mô phỏng tiên tiến đối với công dân Triều Tiên, việc cung cấp nguyên liệu hàng không, bao gồm cả nhiên liệu tên lửa và bán vũ khí nhỏ cho Triều Tiên cũng bị cấm... 

Hiệu quả của các biện pháp cứng rắn nhất từ trước đến nay với Triều Tiên? Hãy xem những lần trừng phạt trước ta sẽ có câu trả lời. Từ năm 2006 đến nay, Liên Hợp Quốc đã 3 lần áp đặt các lệnh trừng phạt Triều Tiên vào các năm 2006, 2009 và 2013 sau các vụ thử hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, đến tháng 1/2016, Triều Tiên tiếp tục thử bom, mà lần này là bom H chứ không phải hạt nhân. Nên biết rằng kỹ thuật phát triển bom H phức tạp hơn rất nhiều so với bom hạt nhân.

Nếu các biện pháp trừng phạt đem lại hiệu quả thì có lẽ Triều Tiên đã không có đến 4 vụ thử hạt nhân chỉ trong 10 năm qua. Quốc tế càng cấm vận, mức độ phản ứng của Triều Tiên thông qua các chương trình thử nghiệm vũ khí càng tăng. Chẳng hạn sau vụ thử bom H hôm 6/1/2016, Triều Tiên khi bị quốc tế phản ứng liền phóng thử tên lửa mang vệ tinh. Hay chỉ chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi LHQ thông qua biện pháp trừng phạt mạnh mẽ Triều Tiên, sáng 3/3/2016, Bình Nhưỡng đã bắn thử hàng loạt tên lửa tầm ngắn vào biển Nhật Bản để phản ứng.

Theo Mike Chinoy, tác giả của cuốn Meltdown: The Inside Story of the North Korean Nuclear Crisis (Sự sụp đổ: Câu chuyện bí mật của khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên), những biện pháp trừng phạt của LHQ trong nhiều năm qua đã tác động tới hành vi của Triều Tiên, ngay cả khi chúng gây tổn thất đối với nền kinh tế Triều Tiên ở mức độ nào đó. Nhưng chúng lại không thể dẫn tới kết quả mà các nhà lãnh đạo thế giới muốn.

Trừng phạt Bình Nhưỡng không ngăn cản được ông Kim Jong Un chế tạo bom nguyên tử. Vậy thì phải chăng chỉ còn con đường đối thoại? Cho dù không có gì bảo đảm giải pháp đó sẽ mang lại kết quả. Bởi vì, khoanh tay ngồi nhìn Triều Tiên chế tạo bom nguyên tử cũng là một giải pháp đầy mạo hiểm. “Đối thoại với Triều Tiên là cách duy nhất. Tôi nghĩ Triều Tiên cũng muốn vậy”-chuyên gia Chinoy quả quyết.

Lý giải nguyên nhân tại sau quốc tế càng cấm vận, Triều Tiên càng thử vũ khí, Alexander Zhebin, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên thuộc Viện Viễn Đông, Nga, nêu ý kiến: “Điều duy nhất mà Triều Tiên tìm kiếm là được thương lượng trên cơ sở bình đẳng. Người Triều Tiên nhận thấy người ta không muốn nói chuyện với họ, không muốn tìm kiếm thỏa hiệp như trường hợp Iran. Do đó, Bình Nhưỡng dùng đến những động thái gay gắt nhằm buộc Mỹ và các đồng minh của Mỹ chấp nhận cuộc đối thoại trên cơ sở bình đẳng. Đây là lập trường nguyên tắc của Triều Tiên”.

my co bop chet duoc trieu tien

Vì sao Nga yêu cầu hoãn bỏ phiếu trừng phạt Triều Tiên?

Ngày 2/3, LHQ đã thông qua lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên vì vụ thử tên lửa hạt nhân hồi tháng 1 và vụ phóng tên lửa bị mang vệ tinh hôm 7/2 của nước này. Đáng lý ra lệnh trừng phạt này đã được LHQ thông qua hôm 1/3 nhưng bị hoãn lại theo yêu cầu của Nga. Moskva đã tính toán gì từ việc này?

my co bop chet duoc trieu tien

Đáp trả lệnh trừng phạt, Triều Tiên lại phóng tên lửa

Chỉ vài giờ sau khi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thông qua nghị quyết mở rộng lệnh trừng phạt, CHDCND Triều Tiên lại tiếp tục phóng một số tên lửa tầm ngắn vào vùng biển phía Đông nước này.

my co bop chet duoc trieu tien

Triều Tiên đáp trả ngay và luôn lệnh trừng phạt của LHQ

(PetroTimes) - Chỉ vài giờ sau khi Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thông qua lệnh trừng phạt Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã phóng hàng loạt tên lửa tầm ngắn vào khu vực biển Nhật Bản.

Nh.Thạch

Theo AFP. AP, Reuters, CNN